Page 54 - phan 2
P. 54
Hành trang lên đường của tôi là một bộ quần áo đựng
trong cái túi hơi giống cái ba lô do Má mới may. Khi đi ngang
qua trạm gác, thấy cái túi đó tụi lính cứ trành tròn hạch hỏi
mãi! Đành phải giải thích bừa đây là túi hướng đạo, và tôi là
hướng đạo sinh của Cần Thơ. Chắc chúng nó nghe cũng thấy
phần nào thuận tai nên cuối cùng rồi cũng thả cho đi. Đi được
một đoạn tôi lại nghĩ, nếu nó hỏi thêm một câu là hướng đạo
sinh sao không có nón, chắc là bí. Mà sao lại ngốc thế, đang
trên đường đi vào chiến khu mà trên mình lại đeo cái ba lô thì
chẳng khác gì “lạy ông con ở bụi này”. Qua khỏi trạm gác một
đoạn là đến vùng giáp ranh trên xã Tân Dương, nơi này thì
tôi quá rành nên né trạm đi xuống mé sông rồi xin quá giang
xuồng qua bên kia sông là đã vào địa phận Cao Lãnh thuộc
vùng kháng chiến. Tôi nhắm hướng băng đồng, lội ruộng về
tới Mỹ Quý. Và người bị bất ngờ nhất là chú Ba Sảo, bởi cứ
tưởng tôi sẽ ở luôn bên Cần Thơ với Ông Bà già chớ đâu có dè
tôi lại quảy túi quay trở về...
Thuở ấy Đồng Tháp Mười là một chiến khu không dễ xâm
phạm, nó không phải là một vùng rừng núi hiểm trở như chiến
khu Việt Bắc, nhưng lại là một cánh đồng rộng đến 700.000
héc ta mênh mông cò bay thẳng cánh, đưng sậy ngập đầu, với
những người nông dân chất phác nhưng giàu lòng yêu nước
theo gương các bậc tiền nhân từng chiến đấu và hy sinh tại
mảnh đất truyền thống này như Dương Văn Dương, Thiên Hộ
Dương, Đốc Binh Kiều; lại có nguồn lương thực thực phẩm
dồi dào đủ sức cung ứng cho cuộc trường kỳ kháng chiến năm
năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa...
Nói đến chiến khu Đồng Tháp Mười thì không thể không
nhắc tới bài Trường ca Đồng Tháp Mười nổi tiếng thời kháng
122 Nguyễn Long trảo