Page 36 - tap 2 phan 1
P. 36
Qua mười ba ngày, tôi và Duyên sống bên nhau đầm ấm,
ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Đã đến lúc Duyên phải trở lại
gia đình, tiếp tục làm nhiệm vụ của một cô giáo. Hôm chia tay,
Duyên cố làm ra vẻ bình tĩnh nhưng không thể giấu được nỗi
buồn. Trời sẫm tối, mọi người bước xuống xuồng. Tôi cầm đèn
rọi theo. Duyên khóc. Má tôi cũng khóc. Trái tim tôi như bị ai bóp
chặt. Tôi thẫn thờ đứng nhìn theo chiếc xuồng dần khuất dạng.
Theo sắp xếp, hôm đó Duyên về nhà chồng, tức nhà ba má tôi
ở Tân An chơi một hôm. Hôm sau Duyên về lại Gò Công dạy học.
Tôi đã giữ lại chiếc áo của Duyên mặc đêm tân hôn, mang theo
làm kỷ niệm.
Cuối tháng 10 năm 1954, Tiểu đoàn 309 hành quân ra Cao
Lãnh và xuống tàu đi ra Bắc. Qua học Hiệp định Genève và chủ
trương mới của Đảng, tôi và cả đơn vị đều an tâm, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, song mỗi người có cuộc sống
riêng, người có vợ, có con, có cha mẹ đến thăm và đưa xuống
tàu, người chưa vợ, người mới cưới vợ như tôi... đều có nỗi niềm
riêng, tâm trạng khác nhau. Giây phút rời bến xuống tàu nhìn lên
hàng ngàn người đưa tiễn, người vui vẻ chúc bình an, người khóc
sụt sịt, bịn rịn giơ hai ngón tay, vẫy khăn, vẫy nón chào nhau. Tôi
ước gì có Duyên trong số những người tiễn đưa này. Duyên đang
ở tận Gò Công, xa lắm! Xuống tàu rồi, tàu sắp sửa đưa tôi ra Bắc
mà hồn tôi cứ ước được gởi trọn lại miền Nam cho Duyên.
(Theo lời kể của đồng chí Hồ Hiển Vinh)
còn dưới đây là câu chuyện tình cảm của riêng tôi, nó cũng
được bén duyên trong những ngày tập kết ở Cao Lãnh.
...Trong một lần đến nhận cờ do các chị em phụ nữ may tặng
bộ đội, tình cờ tôi gặp lại cô Mười cùng trạc tuổi thuộc nhóm
290 Nguyễn Long Trảo