Page 41 - tap 2 phan 1
P. 41
Cho dù vẫn còn đó bao nhiêu câu chuyện về tình cảm quân
dân, về tình yêu đôi lứa, nhưng việc phải đến đã đến đúng vào
thời điểm mười giờ sáng ngày 29-10-1954 khi một chiếc trực
thăng chở đoàn sĩ quan Pháp đến Cao Lãnh để tiến hành các
thủ tục tiếp quản vùng tập kết sau một trăm ngày, do đồng chí
Phạm Hùng, đại diện cho phía Việt Nam đứng ra bàn giao. Cũng
bắt đầu từ giờ phút đó các đơn vị bộ đội cuối cùng lần lượt rút
ra hướng cầu bắc xuống các tàu quân sự của Pháp, đưa tất cả ra
Vũng Tàu, rồi từ đó lên tàu vận tải của Liên Xô và Ba Lan vượt
biển ra Bắc, để lại biết bao nỗi niềm luyến tiếc, nhớ thương giữa
kẻ ở, người đi.
Khi đường hoàng bước chân xuống chiếc tàu chiến của Pháp,
tôi có cái cảm giác vừa lạ lẫm vừa tự hào khi nhìn thấy những
sĩ quan và binh lính Pháp chỉnh tề trong quân phục chính quốc
phải chấp nhận việc lái tàu đưa đón các chiến sĩ Việt Minh mà họ
từng gọi là những “phiến quân”. Cũng chỉ vì một lý do đơn giản:
chính những “phiến quân” ấy đã đánh cho tơi tả các đội quân
hùng mạnh của Pháp ở mặt trận Điện Biên Phủ, và trên khắp cả
nước, để rồi đàng hoàng được mời ngồi ngang hàng với đại diện
của Chính phủ Pháp để đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định
Genève, chấm dứt gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp.
Đặt chân lên con tàu viễn dương của nước bạn Ba Lan, chợt
bồi hồi nhớ lại cảnh thật cảm động là khi chiếc tàu của Pháp chở
chúng tôi đang chạy trên kinh Chợ Gạo nằm trong vùng chiếm
đóng của Pháp thì có một người đàn ông chèo một chiếc thuyền
con ra gần sát bên tàu, đưa hai ngón tay trước mặt, ý muốn nói
hẹn hai năm trở về, và nói to: “Tôi thay mặt bà con trên bờ chào
các anh các chị, chúc các anh chị tập kết mạnh giỏi, ra Bắc học
tập tiến bộ hai năm sẽ trở về, bà con trong này hứa sẽ đấu tranh
Nối lại đôi bờ 295