Page 39 - tap 2 phan 1
P. 39
năm trở về mà cả hai vẫn chưa lập gia đình thì sẽ tổ chức đám
cưới, còn nếu một bên đã có vợ hoặc có chồng thì sẽ coi như là
những người bạn thân tình.
Nhận được tin nhắn má tôi tức tốc về Cao Lãnh, mang theo
hai chiếc nhẫn vàng và hai khúc hàng may áo dài màu cẩm thạch
làm quà cưới. Tôi bèn kể lại mọi chuyện, nhất là chuyện tổ chức
khuyên chưa nên làm đám cưới, má trả lời một câu rất đơn giản
nhưng đầy từng trải: “Người ta nói như vậy là đúng đó, chớ mày
không biết đâu, hễ cưới nhau rồi là dính nhau như sam không gỡ
ra được đâu!”. Tôi rất mừng vì má đã dễ dàng chấp nhận chuyện
thay đổi cho dù cũng thật sự bị bất ngờ sau khi cất công đi từ Di
Linh vào đây. Rồi bà trao lại cho chị Ba Thanh Nha người con dâu
mà bà không có dịp dự đám cưới trước kia tất cả các món quà
cưới đã mang theo dự định tặng cô dâu trong đám cưới của tôi.
Sau đó hai má con cùng đến gia đình bên kia nói chuyện coi
như là để tạ lỗi. Kết quả cũng thật tốt đẹp, bởi hai bên đều là người
trong đạo và thấy đó là cách giải quyết có tình có lý. Và từ đó về
sau, mỗi khi tôi đến thì trong bà con ai cũng muốn chạy ra gặp
và gọi một cách thân mật là “Dượng Mười hụt”. Mà tôi cũng rất
thích cách xưng hô như thế bởi nó vẫn hàm chứa cái gì đó thân
thương... Cuối tháng Mười năm đó tôi xuống tàu đi tập kết, và
cũng kể từ đó người Nam kẻ Bắc không có tin tức gì của nhau.
Cuối năm 1972, tức mười tám năm sau ngày tập kết, tình cờ
tôi gặp cô Năm Huệ ra dưỡng bệnh và tham quan miền Bắc. Biết
cô là người bám trụ tại địa phương, nhớ lại chuyện cũ, tôi hỏi
dò xem cô có thường vô rạch Ông Đá hay không, cô bèn hỏi lại
tôi là có quen ai trong đó mà hỏi, tôi bèn trả lời: “Là cô Mười,
người tôi định cưới chớ ai!”. Cô bèn nói với tôi: “Mắc dịch cho
ông, người ta còn chờ ông trong đó ông ạ!”. Tôi giật mình không
Nối lại đôi bờ 293