Page 142 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 142
T
a. Nô lệ sống trong các khu khác nhau, người khéo leo
nhất, đàn ông hay đàn bà, cầm đầu họ.
b. Các thế hệ sau này của gia đình chánh thức không
được phép bắt các nô lệ này làm việc riêng cho mình. Kẻ
nào bất tuân sẽ bị đuôi ra khỏi gia đình.
c. Nếu các nô lệ tìm cách trốn, gia đình có quyền bắt
chúng lại đem bán đi nơi khác (Nguyễn Đức Nghinh, NCLS,
số 197, 1981, tr.80-83).
Bia này cho thấy, ngoài hương hỏa nô, tại Đàng Trong
vào thế kỷ XVII, còn có loại nô lệ thường, đàn ông có, đàn
bà có. Các gia đình tư nhân có thể làm chủ một sô" nô lệ
lớn. Nguyễn Đức Nghinh cho hiểu là để canh tác 45 mẫu
đất (22 ha) cần phải có 40 hay 50 nông nô. Việc chiếm hữu
nô lệ ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỷ XVIII như
Lê Quý Đôn ghi nhận trong Phủ Biên:
“Nhà cầm quyền họ Nguyễn cũng để cho người ta đi thu
gom con trai, con gái người Mọi ở các đầu nguồn, đem hán
làm nô tỳ... cho tự lấy nhau sinh đẻ nuôi nấng thành người,
cày ruộng, làm nghề nghiệp, do đó mà lúa thóc nhiều.
Ngừời nhà giàu ở các địa phương hoặc 40, 50 nhà, mỗi nhà
điền nô hoặc đến 50, 60 người, trâu bò hoặc 300 đến 400
con...”
Phủ Biên cũng cho thấy là việc mở mang các vùng đất
phì nhiêu ở hai huyện Bình Sơn và Chương Nghĩa thực hiện
được, một phần, là nhờ ở nô lệ người Thượng. Nguồn tư liệu
này nói là họ Nguyễn hồi đầu đã thiết lập được 72 địa điểm
143