Page 141 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 141
"... tôi yểu cầu nhà vua cung cấp cho tôi ít là một sô
người Mọi hay nô lệ để làm thợ thủ công (vì người nô lệ
trong vùng này chỉ là những người mọi rợ người Đàng
Trong hắt từ trong vùng núi về). Nhà vua trả lời là điều
này không có gì khó nhưng ông ta cũng gợi ý là tôi phải
chờ đến năm sau và ông hứa sẽ cung cấp cho tôi đủ sô nô
lệ tôi muốn có lúc ấy. Ông nói thêm là năm nay ông chỉ
có thể dàn xếp mua hai loại nô lệ: loại dã man vì mới hắt
được, chưa được giáo dục đầy đủ và. do đó có thể không
lợi ích gì và loại đã quen thuộc với vùng đấy này và đã
được dạy dỗ cho biết một sô kỹ thuật nào đó. Nhưng tôi
vừa mua chúng về xong thì chúng đã bỏ trôn trở về với vợ
con chúng” (Poivre, Journal, tr.439).
Rõ ràng là chúa Nguyễn đã khá quen thuộc với việc
chiếm hữu nô lệ. Điều này cho thấy là vào thời đó, chế độ
nô lệ đã trở nên quen thuộc tại Đàng Trong. Một số nguồn
tư liệu thuộc thế kỷ XVII và XVIII của Việt Nam cũng đã
xác nhận một cách rõ ràng kết luận này.
Tấm bia do quan chức của họ Nguyễn, Nguyễn Đức Hòa,
thuộc làng Phú Hòa bây giờ, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam, thiết lập năm 1697 là một ví dụ. Tấm bia này liên
quan đến 43, 69 mẫu đất ông bà để dành để chi tiêu vào
việc hướng nến tại đền họ nhà ông. Tấm bia kê khai các
qui định liên quan đến việc quản lý việc phân chia số nô
lệ (hương hỏa nô) được chỉ định để trồng trọt số đất này.
Quy định bao gồm:
142