Page 108 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 108
Nghiên cứu phát triển 91
biết rằng, trong vùng đất phèn tiềm tàng, nếu đào kênh
không đúng cách thì phèn càng nặng hơn). Có nơi, chủ
điền chỉ canh tác được một vài vụ lúa rồi phải bỏ hoang vì
lỗ vốn. Tốc độ khẩn hoang vì vậy chậm lại. Mãi đến năm
1937 mới có công trình nghiên cứu đưa ra kết luận cho
rằng, muốn khai thác được Đồng Tháp Mười phải bỏ vốn
đầu tư rất lớn, đặc biệt là về thủy lợi (1), và cần có thời
gian. Từ năm 1940 - 1954, thủy lợi hóa ở Đồng Tháp Mười
bị đình trệ phần vì không có hiệu quả, phần khác do chiến
tranh.
Nhìn chung, công cuộc xây dựng thủy lợi ở Đồng Tháp
Mười không nằm trong trọng tâm chiến lược của nhà cầm
quyền thực dân Pháp. Điều đó thể hiện ở chỗ, các kênh
đào trên vùng Đồng Tháp Mười không được nhà nước Pháp
trực tiếp đầu tư kinh phí như đối với các kênh đào ở những
vùng khác của đồng bằng sông cửu Long, mà nhà cầm
quyền cấp tỉnh phải vay tiền để thực hiện. Các kênh này
chỉ có qui mô nhỏ, và lại không được tu bổ, nạo vét nên
nhanh chóng xuống cấp, việc phát huy tác dụng bị hạn chế.
Trong bối cảnh đó, một “cú sốc” lớn đã xảy ra ở Đồng
Tháp Mười, đánh dấu sự kết thúc công cuộc khai thác dưới
thời Pháp thuộc đối với vùng đất này. Vào năm 1904 và
liền sau đó, các năm 1905, 1906, 1907, bốn trận lụt lớn liên
tiếp đã phá hủy hầu như toàn bộ hệ thống kênh rạch ở
Đồng Tháp Mười, làm phá sản các dự định mở rộng việc
khai thác nông nghiệp ở đây của nhà cầm quyền Pháp. Từ
sự kiện này cho mãi đến năm 1954, bao nhiêu dự án cải
(l) Xem thêm : Huỳnh Lứa (chủ biên). - Lịch sử khai phủ vùng đất
Nam Bộ. Nxb. TP HCM, 1987, tr. 188.