Page 107 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 107
90 Đồng Tháp Mười
1897, trong đó kênh chính có tác dụng thuận tiện cho việc
giao thương và tăng cường khả năng tiêu nước vào mùa lũ,
trong khi mười con kênh còn lại có tác dụng dẫn nước vào
kênh chính và xả phèn. Cho đến nay, kênh này vẫn còn
đóng vai trò một tuyến giao thông thủy quan trọng từ sông
Tiền lên thị xã Tân An, đồng thời tạo điều kiện thủy lợi
hóa và phát triển kinh tế-xã hội những khu vực dọc phía
nam kênh.
Có thể nói, sự thành công của kênh Tổng đốc Lộc (về
sau, trong thời kỳ kháng Pháp, một đoạn của kênh này được
đổi tên là kênh Nguyễn Văn Tiếp) đã bắt đầu làm thay đổi
phần nào quan điểm của người Pháp đối với Đồng Tháp
Mười. Tuy nhiên sự thay đổi quan điểm đó cũng chỉ giới
hạn ở mức độ là chấp nhận cho nhà cầm quyền thuộc địa ở
địa phương vay tiền để đào kênh (chứ không trực tiếp đầu
tư). Nhưng cũng nhờ vậy mà đến đầu thế kỷ XX, một sô"
kênh đào quan trọng ở Đồng Tháp Mười đã được thực hiện.
Đó là : kênh Lagrange (khởi công đào năm 1897, sau được
đổi tên là kênh Dương Văn Dương), kênh Phú Sửu, kênh
Đá Biên, kênh Tháp Mười, kênh Cái Bèo, kênh Long Định
(nay được gọi là kênh Nguyễn Tân Thành).
Từ năm 1897 đến 1910 việc khai khẩn Đồng Tháp
Mười diễn ra với một nhịp độ nhanh chóng nhằm biến vùng
này thành ruộng lúa. Các chủ điền đã cho đào nhiều kênh
nhỏ nhằm nôi những rạch đã có sẩn như rạch Cái Thìa, Trà
Lọt, Chà Là với kênh Tổng đốc Lộc.
Nhưng từ năm 1910 việc khai thác vùng đất này đã bắt
đầu bộc lộ những dấu hiệu thất bại : Đào kênh đã không
làm cho đất bớt phèn (những nghiên cứu gần đây mới cho