Page 153 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 153
Nghiên cứu phát triển 137
điểm các thủ sở theo giải thích như trên cho thấy quả là đã
có sự thay đổi rất đáng kể về số lượng dân cư cũng như về
tầm quan trọng của Đồng Tháp Mười trong cái nhìn chiến
lược của Gia Long.
Tiếp theo đó, dưới thời Minh Mạng đã có những phân
định lại về mặt hành chính trên địa bàn Đồng Tháp Mười.
Như trường hợp huyện Liến Đăng, vào năm 1808 có hai
tổng là Kiến Phong và Kiến Hòa, thỉ đến năm 1833 tổng
Kiến Phong, - dọc sông Tiền, - được đặt thành phân huyện
Kiến Đăng (do một viên Huyện thừa cai trị ), rồi năm 1837
được tách hẳn để thành lập huvện Kiến Phong, và vào năm
1838 được biết gồm có 4 tổng là Phong Phú, Phong Thạnh,
Phong Hòa và Phong Nam (1).
Có thể nói cho đến giữa thế kỷ XIX, đã có nhiều lớp
dân cư vào khai phá Đồng Tháp Mười, bất chấp điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt của nó. Công cuộc khai phá Đồng
Tháp Mười của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX đã
đưa vào đây những cộng đồng dân cư “có tổ chức” nhất cho
tới lúc bấy giờ. Chúng ta biết rằng, dưới thời Minh Mạng,
Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt đã tổ chức đội
quân Gia An ở trấn Định Tường gồm 8 hiệu, 79 trại, 2.641
người để làm đồn điền (2). Đến thời Tự Đức, kinh lược sứ
Nam Kỳ Nguyễn Tri Phương cũng tập họp binh dân “toan
Định Tường, mục Quan Tấn. Nha Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc
trách văn hóa xb., Sài Gòn, 1973, phần chữ Hán in kèm. Tờ 23a -
24a Trích lại theo : Cao Tư Thanh. - Sđíl., tr. 226.
Cao Tự Thanh. - Sđd. tr„ 226.
a' Đại Nam Thực lục. Sdd., tập XXVII, tr. 285.