Page 155 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 155
Nghiên cứu phát triển 139
đệ tử ra làm nhiều đoàn đi khai phá những vùng đất mới.
Trong đó có ông Đặng Văn Ngoan cùng một số đạo hữu
vào khai phá vùng đất cần Lố rồi lập chùa ở Trà Bồng và
sau đó mở rộng vùng cư trú cũng như canh tác ra phía rạch
Ông Bường trên địa bàn Đồng Tháp Mười (1). Ông đạo
Ngoan tuy không phải là người tiên phong khai phá Đồng
Tháp Mười từ phía rạch cần Lố, nhưng ồng đã tiếp bước
những lớp người đi trước trong công cuộc khai phá Đồng
Tháp Mười một cách qui mô hơn, có tổ chức hơn và đồng
thời có ý thức xây dựng một cộng đồng bền vững. Và như
vậy, công cuộc khai phá Đồng Tháp Mười có thêm những
tín hiệu tích cực từ phía sông Tiền đưa vào.
Nếu như ở hầu khắp Đồng Tháp Mười việc khai phá
theo hướng lập ruộng vườn gặp nhiều khó khăn, thì mặt
khác trong Cánh đồng Lác này lại có những nguồn lợi to
lớn cho việc khai thác theo kiểu kinh tế tự nhiên. Đó là
nguồn lợi về thủy sản mà đặc biệt là cá. Thích nghi với
môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười, người dân địa
phương đã sớm biết chuyển đất canh tác theo một hướng
khai thác có lợi hơn : đào đìa giữ cá vào mùa lũ, tát đìa bắt
cá vào mùa khô. Đây là một trong những cách khai thác
nguồn lợi tự nhiên của Đồng Tháp Mười theo hướng rất tích
cực, sáng tạo. Trên địa bàn có rất nhiều chủng loài thủy
sản này, người ta chế tạo ra nhiều loại ngư cụ để đánh bắt
như chĩa, câu, lọp, lờ, ống trúm, chài lưới, đáy, dùng đăng
chặn dòng nước rút mà bắt cá, v.v... Ngoài ra, người dân
địa phương còn đào “đìa” cho cá vào trú trong thời kỳ nước
(I)
Phan Lạc Tuyên. - Đồng Tháp Mười - nhận định về xã hội học vù
dân tộc học. trong: Địa chí Đồng Tháp Mười. Sđd., tr. 102.