Page 156 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 156
140 Đồng Tháp Mười
rút (sau khi cá theo nước lũ tràn vào khắp đồng ruộng), -
một phương thức rất hiệu quả để “gom tụ” cá lại, - và đến
mùa khô thì người ta chỉ cần tát cạn nước trong đìa để bắt
cá. Từ phương thức khai thác này, ngoài việc đánh bắt thủy
sản theo kiểu thông thường, cư dân Đồns Tháp Mười còn
khai phá để “sở hữu” một diện tích “mặt nước” nhằm thu
nguồn lợi tôm cá chẳng khác gì khai khẩn đất đai để trồng
lúa hay hoa màu vậy. “Diện tích mặt nước” được khai thác
để bắt tôm cá sẩn có làm “hoa lợi” ấy cũng phải chịu thuế
như là ruộng lúa, vườn cây. Nguồn lợi về tôm cá ở nhiều
nơi trên vùng Đồng Tháp Mười còn dễ khai thác và hiệu
quả kinh tế cao hơn việc cải tạo đất phèn thành ruộng lúa.
Gia Định thành thông chí ghi nhận : “Ớ huyện Kiến Đăng
từ đông sang tây giáp giới đất Cao Man có nhiều ao đầm
chằm bãi, cá tôm dùng ăn không hết. Cứ tháng Tư, tháng
Năm (âm lịch) mưa xuống nước lên, thì cá sinh trưởng ở
trong ruộng, trong ao, phàm chỗ có nước có cỏ thì sâu một
tấc cũng đến ở. Tháng Mười trở đi mưa ngừng nước rút, cá
theo ra sông, nên lệ có thuế cá, gọi là thuế dư cấp, tùy theo
người mua thầu xong mới được xuống đánh bắt. Ở trên
nguồn sông đắp đập chắn ngang, để cá không lên được, ở
giữa sông dựng kín đăng tre, chặn dòng mà bắt, đem cá bắt
được bán cho người buôn, lấy giỏ mà đong, lấy ghe mà
chứa, rộng nước mà nuôi, thay nước luôn... Lại có một dải
phía bắc Rạch Chanh và Tân Kinh, tuy thu thuế ruộng mà
làm nghề đào đìa chứa cá bán để nộp thuế. Đó là mốì lợi
không cùng của sông ngòi” (1). Hay, cũng theo Gia Định
thành thông chí, dải đất phía sau rạch Trâu Trắng (nay
(I)
Trịnh Hoài Đức. - Gia Định thành thông chí, Tập Thượng. Sđcl., tr.
69.