Page 161 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 161

Nghiên cứu phát triển                               145

             Nhằm biến Nam Bộ thành một thuộc địa nông nghiệp, thực
             dân Pháp đã  tiến hành một sô" biện pháp khẩn  hoang,  đặc
             biệt là  đào kênh làm thủy  lợi,  giải  quyết vân  đề  tưới  tiêu.
             Đồng Tháp Mười tuy không có vị trí quan trọng trong chiến
             lược  khai  thác  của  Pháp,  nhưng cũng  đã  chuyển biến  theo
             chiều  hướng  chung  đó,  nhất  là  ở  các  khu  vực  ngoại  vi.
            Trong thập niên chín mươi của thế kỷ XIX, công cuộc khẩn
             hoang  đã  bắt  đầu  khởi  động  qua  việc  đào  kênh  ở  những
             vùng lân cận và  phía  nam Đồng Tháp  Mười.  Những kênh
             đào  quan  trọng  vào  thời  đó  như  kênh  Thủ  Thừa  (1894),
             kênh Mộc Hóa (1898), kênh cầu An Hạ  (1898), kênh Tổng
            Đốc Lộc (1895 -  1897), kênh Lagrange (1901  - 1903) và các
            kênh Tháp Mười, kênh Cái Bèo (thuộc tỉnh Sa Đéc)...

                 Ngay  sau khi  hệ  thống kênh do Tổng  đốc  Lộc  chỉ  huy
             hoàn thành năm  1897, đã  có  nhiều người đến đây xin khai
            khẩn đất đai và  các khu vực dọc theo kênh trở thành tuyến
            cư trú của người dân mới đến.  Tác dụng của hệ thông kênh
            này về mặt khai hoang cũng có  thể thây râ"t rõ.  Kênh nằm
            phần  lớn  trên  làng  Mỹ  Hạnh Đông,  và  chỉ  4  năm  sau  khi
            con kênh này hoàn thành, làng này đã  có tới 2.000 dân với
             1.300 ha đất canh tác, -  trở thành làng có diện tích canh tác
             lớn  nhất  và  có  số dân  đứng  hàng  thứ  hai  (sau  làng  cẩm
            Sơn,  2.800  dân)  của  tổng  Lợi  Trinh,  tỉnh  Mỹ  Tho  lúc  bây
            giờ  (1).  Ngoài  ra,  hệ  thống  kênh  đào  này  cũng  góp  phần
            hình  thành  khá  nhiều  đơn  vị  hành  chính  mới  ở  phần  phía
            nam của Đồng Tháp Mười.  Vào năm  1902 tổng Lợi Trinh




            1’   Géographie physique, économique et historique de la  Cochinchine,

                IV  Facicule  -  Monographie  de  la  province  de  Mỹ  Tho.  Sđd.,
                Tableau V (Canton de Lợi Trinh).
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166