Page 186 - nam bo xua va nay
P. 186
dân, PTG đã dám can ngăn vua dù bị mang họa vào thân. Năm
1836, ông đã can ngăn vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Nam vì
năm đó mất mùa lại đang lúc cày cấy, “hãy xin tạm đình cho dân
chuyên việc đồng ruộng”(U). Năm 1840, Vương Hữu Quang có tội,
dinh thần dựa theo ý vua, có người xin xử tội chém, có người xin xử
tội lưu, ông dám xin nhà vua chỉ xử giáng 2 cấp lưu(15). Những năm
1843, 1849, 1852, 1853, 1859, PTG dâng sớ lên vua, nói lên thực
trạng của đất nước về kinh tế, xã hội và đề xuất những chính sách
nhằm “dựa vào pháp luật mà cai trị”, “quan tốt mà dân yên”, “chỉnh
đốn thói quen của sĩ phu”, “chữa hồi bệnh đau khổ của nhân dân”,
“nuôi dân chăm cày cấy”, “nuôi quân trù phương lược”, “binh giỏi
lương đủ như nguồn nước chảy mãi không hết”...(16). Năm 1838,
được cử đi khai mỏ vàng Chiên Đàn ở Quảng Nam rồi mỏ bạc Tống
Tinh ở Thái Nguyên, PTG đem thực trạng thua lỗ tâu trình lên để
nhà vua bãi bỏ việc khai mỏ vàng Chiên Đàn và chuyển mỏ bạc
Tống Tinh cho thương nhân lĩnh trưng(17).
Tự Đức đã khen PTG là người “liêm bình chính cán” (1852),
là “thanh liêm, cẩn thận” (1856).
Ngoài các hoạt động chính trị PTG còn có những cống hiến
về mặt văn hóa.
Năm 1856, PTG được cử làm Tổng tài phụ trách công việc
biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cưong mục. Trong 3
năm (1856-1859), ông cùng nhóm biên soạn đã hoàn thành công
việc biên tập, nhưng sau đó còn phải “duyệt nghĩ” (1871), “duyệt
kiểm” (1872), “phúc kiểm” (1876), “duyệt đính” (1878), “kiểm
duyệt” (1884), đến năm 1884 mới được khắc in và ban hành. Đó là
bộ quốc sử đồ sộ, viết theo lối “cương mục”, chép lịch sử dân tộc từ
đời Hùng Vương cho đến nãm Chiêu Thống 3 (1789), gồm cả thảy