Page 232 - nam bo xua va nay
P. 232
ác hành động đánh phá quận đội xâm lược Pháp không thể
C
không được báo cáo. Tại kho Lim trữ trung ương 2, người ta
có thể tìm thấy dấu vết của một số bản báo cáo, đánh máy
hoặc viết tay. Tuy nhiên, những báo cáo trực tiếp về Nguyễn Trung
Trực thì không thấy có, mà chỉ có một số báo cáo hay hồ sơ gián
tiếp nói tới hoạt động của ông. Hồ sơ về J.G. Piguel, Thanh tra bản
xứ vụ, cho biết viên Thanh tra này đã được gắn huy chương “Cheva
lier de la Légion d’honneur” ngày 10-8-1868, tức hai tháng sau xảy
ra vụ Rạch Giá và trước lúc Nguyễn Trung Trực bị bắt, vì đã có
công dẹp vụ “nổi dậy” tại Rạch Giá. Hồ sơ về Tổng đốc Phương kể
lể dài dòng hơn việc tên tổng đốc này tham gia cuộc hành quân tái
chiếm Rạch Giá vừa bị lọt vào tay nghĩa quân do Nguyễn Trung
Trực cầm dầu. Trong xấp hồ sơ có đến ba tường thuật về cuộc hành
quân tái chiếm này nhằm đề cao công lao của Phương nhimg đồng
thời cũng cho chúng ta biết cách thức bố trí lực lượng nghĩa quân
của Nguyễn Trung Trực nhằm đối phó với việc Pháp tái chiếm Rạch
Giá. Trong danh mực các tư liệu của kho lưu trữ, chúng ta còn đọc
được tên một hồ sơ có thể cho chúng ta biết kỹ hơn về Nguyễn
Trung Trực bị bắt tại Phú Quốc:
“Các vụ chính trị
Báo cáo về cuộc hành quân do lãnh binh Tấn cầm đầu trên
đảo Phú Quốc và việc bắt Nguyễn Trung Trực, Tống binh Cân.
1868”.
Nhưng rất tiếc là bên cạnh đề mục này, người ta thấy có ghi
mấy chữ:' “phát hiện mất ngày 2 3 - 5 - 1950”{3).
Bộ sách của Paulin Vial, Les prem ières années de hi
Cochinchine, colonie française, 2 quyen, Challamel Aîné, Paris,
252