Page 234 - nam bo xua va nay
P. 234

Éd.Saigon,  1906, có đề cập đến các trận đánh Nguyễn Trung Trực
                      đã tham gia,  như trận Nhật Tảo 9-12-1861, trận Bến  Lức ngày  17-
                      12-1862, trận Rạch Giá ngày  17-6-1868. về trận sau cùng này, tác
                      giả viết khá dài, tuy có tham khảo Paulin Vial, nhưng dựa nhiều vào
                      tài liệu của Helgoualch, phụ trách Rạch Giá lúơ xảy ra sự việc và do
                      đó đã có  thể  không  đồng  ý  với  Paulin  về  một  số chi  tiết. Tác giả
                      nhận định về Nguyễn Trung Trực:  “Trong suốt thời kỷ bị giam cẩm,
                      ông không  có  lúc nào  tỏ  ra yếu  đuối cả,  một cách  thẳng thắn vồ
                      đàng hoàng,  ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận
                      là đã khinh thường sức mạnh của Pháp.  Ngoài ra,  ông chi yêu cầu
                      ban cho ông một ân huệ,  ấy là được xử tử ngay tức khắc”{lĩ. 300).

                            Mặc dù bốn năm sau khi Nguyễn Trung Trực mất, triều đình
                      Huế mới có văn thư yêu câu  “cứu xét rõ nguyên ủy, sự trạng của hai
                      tên này (Hồ Huân  Nghiệp  và Nguyễn  Trung  Trực) xuất thân như
                      thế nào,  đã từng làm quan hay chưa,  theo ai làm việc gì,  chết ngà)
                      nào... ”(5) để  xem có  nên  hay  không  nên  tặng thưởng cho Nguyễn
                      Trung Trực, nhưng các chiến công của ông, ngay từ sau trận đánh
                      đắm tàu Espérance vào năm 1861, đã được khắc sâu trong ký ức của
                      người Pháp. Paulin Vial, mặc dù đã cố làm giảm tác dụng của chiến
                      thắng  Nhật Tảo của Nguyễn Trung Trực  khi  viết:  “Ân  tượng của
                      biến cố bi đát đã sớm được xóa nhòa bởi chiến thắng của quân đội
                      ta ”, cũng đã phải thú nhận rằng đúng một năm sau, cũng vào những
                      ngày  giữa tháng  12,  hầu  hết  các  vị  trí  đóng  quân  của  Pháp trong
                      vùng  Sài  Gòn  và Biên  Hòa,  trên  sông  Vàm  cỏ...  đều  bị  tấn công
                      một cách  dữ dội  bởi  những  toán  quân  đông  đảo  “được nhũng kỷ
                      niệm về cuộc đốt cháy tàu Espérance kích thích ”. A. Schreiner coi
                      đây là  “một biến cố bi thảm đã gây nên một nỗi xúc động sâu sắc
                      nơi người Pháp và kích thích một cách lạ lùng trí tưởng tượng của
                      người Annam ”<6).



                      254
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239