Page 228 - nam bo xua va nay
P. 228

mình để dung hòa giữa hai chính phủ Pháp - Nam.  Ông đã bày tỏ
   cho hai chính phủ biết rõ quyền lợi lâu dài của nhau, để cùng nhau
   thông cảm.

       p. Ký nhận nhiệm vụ được sáu tháng thì Paul Bert bất ngờ tạ
   thế ngày  11-11-1886,  nên công việc chưa đi đến đâu.  Lúc  này,  p.
   Ký lại  đương  dưỡng  bệnh  tại  Sài  Gòn,  nên  dịp  này  ông  xin ở lại
   trong Nam kỳ để tiếp tục trở lại nghề dạy thổ ngữ Đông phương tại
   trường Hậu bổ và Thông ngôn (năm  1887).

       Tuy  là người được đi du học nhiều năm ở nước ngoài, và đi
   nhiều nước, được hấp thụ văn hóa Tây phương một cách tường tận,
   nhưng  p.  Ký lại  khác những người  đương thời cộng tác với Pháp.
   Lúc nào ông cũng giữ cái tên Trương Vĩnh Ký, và mặc quốc phục
   khăn đóng áo dài dù đi ngoại quốc.  Khi làm báo, viết văn thì ông
   dùng bút hiệu là Sĩ Tải.

        TÁC PHẨM CỦA HỌ TRƯƠNG
        Pétrus Trương Vĩnh Ký tuy là người hấp thụ Tây học, nhưng
   lại truyền bá cho người Tây phương nền văn hóa Đông phương giúp
   cho họ hiểu biết hơn về cái hay, cái đẹp của Đông phương trong đó
   có Việt Nam. Vì thế ông đã viết bằng tiếng Pháp những vấn đề như:
   Ngôn ngữ Đông phưong, Giáo trình văn học An Nam,  về văn thơ
   An Nam:  Phép đối,  Phép Làm  Văn,  Làm thơ,  Làm phú\  tới  những
   tác phẩm như:  Cố Gia Định Phong Cảnh  Vịnh,  Gia Định thất thủ
   vịnh. Ông lại còn đang soạn thảo cuốn Grand Dictionnaire Chinois-
   Annamite- Français, nhưng tiếc thay việc dang dở thì ông tạ thế.

        Ông cũng viết bằng tiếng Pháp những cuốn sách riêng về văn
   hóa phong tục Việt Nam, như cuốn Les Convenances et Les Civilités
   Annamites (Phép lịch sự An Nam), Étude Comparée sur les Langues,



                                                              247
   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233