Page 233 - nam bo xua va nay
P. 233
1874(4), được nhiều tác giả sử dụng để tìm hiểu về Nguyễn Trung
Trực. Bộ sách này được xuất bản rất sớm, vào năm 1874, tức 6 năm
sau khi xảy ra “vụ Rạch Giá”. Tác giả lại là một trong số các thanh
tra bản xứ vụ dầu tiên tại Nam kỳ, đã có dịp tham gia một số cuộc
hành quân và có nhiệm vụ soạn các bản báo cáo về tình hình chính
trị và quân sự của Nam kỳ vào những năm đầu Pháp xâm lược Việt
Nam này.
Dĩ nhiên, đây không phải là một tập tài liệu hoàn toàn về
Nguyễn Trung Trực mà là về Pháp chiếm Nam kỳ nói chung. Tuy
nhiên, tác giả cũng đã dành nhiều trang để nói đến những cuộc đụng
độ giữa quân Pháp và quân của Nguyễn Trung Trực. Chính vì vậy
mà khi nói đến việc tàu Espérance bị đánh đắm, tác giả không nói
đến tên của Nguyễn Trung Trực mà chỉ nói tới “một tướng trẻ”.
Chỉ khi nhắc đến vụ một chiếc tàu của Pháp bị đánh đắm sau đó
một năm, Paulin mới giới thiệu lại người đã tham gia đánh đắm tàu
Espérance là Nguyễn Trung Trực. Quyển 2 nói đến Nguyễn Trung
Trực nhiều hom đặc biệt là có in bản Pháp khảo cung Nguyễn Trung
Trực. Chính bản khảo cung này cho chúng ta hiểu rõ hơn về con
người Nguyễn Trung Trực. Trong bộ sách này của Paulin Vial,
Nguyễn Trung Trực được giới thiệu là một con người “có diện mạo
thông minh và thấy là có cảm tình” (quyển 2, tr.241). Tác giả cho
biết “ vào lúc bị bắt và bị giam ở ngục thất Sài Gòn, ồng (Nguyền
Trung Trực) đã tỏ ra tự trọng và có nhiều nghị lực... Trong quá
trình khảo cung do đại úy hải quân Picquet, Nguyễn Trung Trực đã
tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời
của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người
đỏ, người đã đóng một vai trò rất dáng kể” (quyển 2, trg.241).
Alfred Schreiner, trong tập Abrégé de THistoired ’Annam, 2è