Page 242 - nam bo xua va nay
P. 242
hoàng tử Cảnh đi Tây cầu viện. Thuyền đến Tiểu Tây(2), đỗ ở ngoài
thành Phong-ti-thê-di (Pondichéry), Học cùng phái bộ đến yết kiến
vị trưởng quan trong trấn, nhưng vị ấy lấy cớ trong nước có nhiều
biến cố mà từ chối việc viện trợ. Bọn Phạm Văn Nhân biết rằng vị
trưởng quan ở đây không có ý muốn giúp ta, nên khuyên Bá Đa Lộc
hãy cầu viện nước Hồng Mao (Angleterre). Bá Đa Lộc nói: “Hồng
Mao xảo trá, chẳng như Bút-tu-kê (Portugal) nhu thuận; như bất
đắc dĩ, thì nên cầu viện nước Bút-tu-kê”. Rồi viết thư sai người
mang tới thành Cô-á (Goa) cầu viện; Bút-tu-kê hứa sẽ gửi viện binh
sang; bọn Phạm Văn Nhân chờ đợi đến mấy tháng vẫn không thấy
tin tức gì cả. Nước Hồng Mao cũng phái người đến thành Phong-ti-
thê-di nói với vị trấn thủ ở đó rằng: “Người ta cầu viện gấp, cớ sao
để chậm trễ? Nếu các ông không thể giúp họ được, thì chúng tôi xin
gánh vác việc ấy, không nên để cho họ phải phí tổn nhiều vì phải
chờ đợi lâu ngày”.
Năm Bính Ngọ (1786), vị đầu mục Tiểu Tây mới sắp sẵn hai
chiếc chiến thuyền: một chiếc đưa hoàng tử Cảnh cùng Bá Đa Lộc
sang Đại Tây(3); một chiếc đưa Trần Văn Học, Phạm Văn Nhân và
Nguyễn Văn Liêm về Vọng Các. Khi thuyền của Học về đến đảo
Thổ Châu thì Nhân và Liêm ở lại vói vua Thế Tổ, còn Học lại theo
thuyền ngoại quốc đi nữa.
Mùa thu năm ấy, nước Bút-tu-kê sai tướng An-tôn-lỗi(4) mang
quốc thư và lễ vật đến noi hành tại để hiến dâng vua Thế Tổ, lại
tặng vua Tiêm 100 tấm vải và 20 khẩu súng điểu thưong, rồi mời
vua Thế Tổ sang nước mình, và nói rằng đã có sẵn 56 chiếc thuyền
đậu tại thành Cô-á đang đợi lệnh để kéo tới tiếp viện. Việc ấy đã
làm cho người Tiêm sinh lòng ganh tị và tỏ ý không vui. Vua Thế
Tổ liền bảo An-tôn-lỗi trở về, rồi phái quan Hộ bộ là Trần Phúc
263