Page 243 - nam bo xua va nay
P. 243
Giai cùng đoàn tùy tùng đi chiếc thuyền của xứ Ma Cao đến thành
Cô-á đáp lễ. Lúc thuyền của Trân Văn Học về đến đảo Thổ Châu,
vua lại sai Học đi sang Tiểu Tây đem việc đó hiểu dụ Bá Đa Lộc và
vị trấn-mục xứ ấy.
Năm Đinh Vị (1787), Trần Văn Học đến Tiểu Tây, xong công
tác lại đáp thuyền ngoại quốc mang biểu văn về trình báo. Thuyền
Học về đến Ma-lặc (Malacca) vừa gặp binh thuyền Đại Tây, Học
cùng với đoàn binh thuyền ấy về đảo Côn Lôn, rồi đem việc tâu lên;
vua Thế Tổ liền phái Trương Phúc Luật ra tiếp đón. Học ngồi trên
thuyền ngoại quốc bỗng chốc gặp gió lớn thổi bạt qua Lữ-tống
(Lucon), hon một năm sau mới về đến Gia Định. Từ đó, Học ở lại
bên vua, phụ trách việc thông ngôn tiếng ngoại quốc và cùng Ồ-li-
vi (Olivier) phiên dịch ngữ ngôn văn tự nước ngoài, kiêm cả việc
chế tạo hỏa xa(5), địa lôi và các hạng binh khí.
Năm Canh Tuất (1790), xây thành Gia Định, Học đo đất phân
khu và trù liệu việc mở các con đường trong thành; Học lại cùng
người ngoại quốc là Nguyễn Chấn (Vannier) chỉ huy các thuyền lớn
bọc đồng theo quan quân đi đánh giặc.
Năm Nhâm Tý (1792), xây đồn Mỹ Tho, Học dâng vua bản
đồ đồn ấy. Học vẽ giỏi, những bản đồ về việc xây đắp đồn bảo, đo
đạc đường sá, đều do tay Học vẽ cả.
Năm Gia Long thứ hai (1803), Học được thăng chức Cai-cơ,
rồi thiên chúc Giám thành sứ Khâm sai Chưởng cơ.
Năm Minh Mạng thứ hai (1821), vua sai Học vẽ bản đồ núi
sông đường sá các trấn ở thành Gia Định cho đến địa giới Chân Lạp
để dâng lên vua. Lúc đó Học đã già, vua dụ rằng: “Người cũng
không còn sống được mấy ngày nữa, há chẳng nghĩ đến việc lưu
264