Page 247 - nam bo xua va nay
P. 247
PHONG TRÀO PHAN XÍCH LONG
P han Xích Long tên thật là Phan Phát Sanh, lại có tên là Lạc là
con một người lính tuần thành tên là Núi. Theo tài liệu của
Pháp thì khi còn ở nhà. Lạc đã bị tòa án Tạp tụng xử phạt một
lần vì làm thây bói mà không được phép, vì thế cha đuổi không cho
ở nhà. Từ đó, Lạc bỏ Nam kỳ qua Xiêm làm thầy pháp, biết nhiều
phép lạ, lại học được cả tiếng Xiêm, tiếng Trung Hoa.
Tháng 7 năm 1911, Nguyễn Hữu Trí tức Hai Trí, một người
sau này còn là lãnh tụ nghĩa quân, trong cuộc xung phong vào Sài
Gòn phá Khám lớn (14-2-1916) đã cùng với Nguyễn Văn Hiệp,
một người đồng hưomg ở làng Đa Phước, Chợ Lớn gặp Phan Phát
Sanh. Ba người cùng nhau bàn định lập ra hội kín. Theo sự phân
công thì Phan Phát Sanh phải nhận mình là dòng dõi đức Hàm Nghi,
trong mình bao giờ cũng phải đeo một chiếc khánh có khắc chữ
“Đông cung thái tử”.
Vị Đông cung thái tử tạm thời phải giả danh làm nhà sư, mặc
áo thầy chùa mà đi chu du các tỉnh. Còn Hiệp và Trí thì đi tìm người
tôn lên làm phật sống. Người ấy là Nguyễn Văn Kế, tức một ông già
mà Hiệp và Trí đã bắt gặp trong nhà bưu điện Chợ Lớn. Hiệp và Trí
đón ông già về làng Đa Phước, để ở tại nhà của Trí, rồi đồn lên rằng
ông già ấy là một vị phật sống, làm cho thiên hạ sùng bái, tin theo.
Nhưng thực ra đức phật sống ấy có hai người con trai: một người là
Ba Mùa làm nghề đánh xe trong tòa Bố tỉnh Gia Định, một người là
Tư Màng làm thợ tại sở Ba Son, cả hai đều theo cha vào hội kín.
Nhưng chưa được bao lâu thì bọn ký lý địa phưomg sinh nghi, bắt cả
Trí và Hiệp cùng với ông phật sống, đem nộp giải lên viên Tham
biện nhưng viên này không lấy đâu ra chứng cớ, bắt buộc phải thả
ra. Bị động, “đức phật sống” phải dời về ở Chợ Lớn, môn bài số 10