Page 248 - nam bo xua va nay
P. 248
đường Thuận Kiều vào ngày 15-11-1911 (tức 25 tháng 9 năm Tân
Hợi). Ở đây đức phật sống vẫn có đông người lui tới, vái lạy, dâng
bạc cúng vàng. Cũng nơi đây là nơi nhóm họp những người trong
hội, bàn việc khởi nghĩa đánh đuổi Pháp.
Theo tôn ti đẳng cấp thì sau Trí và Hiệp có hương chủ Phước túc
Truơng Văn Chước, bố đẻ ra Tư Phát làm nghề cho thuê xe đạp. Nguyễn
Văn Của cùng vào hội, Nguyễn Văn Ngọ tức hương trưởng Ngọ, một
người sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc khỏi nghĩa ở Chợ Lớn sau
này. Ngoài ra, còn có Nguyễn Văn Tám túc Tám Tâm làm lính tập lưu
hậu, đứng làm quản lý một cái tiệm do hội mở vói 400$ ở Cần Vọt.
Trong nhà của Tư Phát ở Chợ Lớn có một quyển sổ biên tên nhũng món
tiền xuất nhập do nhiều người quyên góp cho hội.
Công việc phát triển thì rủi thay “đức phật sống” chết vào đầu
năm Nhâm Tý tức tháng 2 năm 1912 dương lịch. Hai Trí bèn nhân
cơ hội bày mưu nói rằng trước khi lâm chung, “đức phật sống” trối
lại rằng sau khi ngài chết, phải tôn Phan Phát Sanh lên làm hoàng
đế. Tư Màng đem linh vị phật sống về nhà, đặt lên bàn thờ để cho
thiên hạ đến viếng lạy. Còn Hiệp và Trí thì đi sang Bát-tam-bang
đón Sanh về. Tháng 9-1912, Sanh được Hiệp và Trí đón về Chợ
Lớn ở tại đường Thuận Kiều, trong tiệm cho thuê xe đạp của Tư
Phát và cũng là nơi thờ đức phật sống đã chết. Ở đây, Sanh xuống
Long - Tây - Hậu thăm hương chủ Phước, rồi lại dời về ở tửu quán
đường Bourdais tại Sài Gòn. Nguyên tiệm này gọi là Nam Hòa
Hiệp do hương chủ Phước cùng con trai là Trương Văn Chi lập ra
để cho Sanh ở và lên ngôi hoàng đế. Ngày 14-10-1912, Sanh mở
tiệc ở tiệm này rồi ở luôn tại đó; ở đây có một cái bàn thờ để cho
Sanh lên ngự. Nhân dân tôn kính Sanh như chính vị thiên tử. Sanh
được gọi là Phan Xích Long hoàng đế. Xích Long hay Hồng Long
269