Page 302 - nam bo xua va nay
P. 302
thêm máu con “dơi quạ” ở các cù lao sông Cả, hoặc ở ven rừng
được khen là ngon và bổ vì đỏ tươi màu hồng huyết cầu. Ngày nay,
món nhậu bớt cầu kỳ hơn, có thể là con chuột mập béo đầu mùa,
sống ngoài đồng lúa chín, chuột khá sạch sẽ, trời sa mưa, chuột ăn
toàn cỏ non, không như chuột ở cống rãnh thành phố. Chuột rô ti ăn
với xoài chua đầu mùa băm nhỏ, vị chua sẽ đánh tan mùi hôi chuột.
Lại còn món tép sống lột vỏ, chấm vào nước dừa tươi, nước dừa
làm biến đổi màu con tép sống, trông đỏ hồng như vừa luộc. Món
nhậu thời kinh tế thị trường, phải mang tính phổ biến, ít nhất cũng
lên tiếp thị thành công ở Sài Gòn, nơi tập trung dân nhậu sành điệu
của cả nước và Đông Nam Á. Nhiều người thích món nhậu với món
tép, thịt heo luộc xắt mỏng (kiểu Gò Công). Dám treo bảng hiệu
lắm người làm giàu nhờ món lẩu mắm: mắm kho, lấy nước cốt,
mắm sôi lên, bốc mùi thơm (hoặc không thơm, khó ngửi), lại thêm
thịt xắt mỏng luộc, cá ba sa... nấu chung trong cái lẩu, múc ra ăn
tùy thích. Mục đích của người ăn lẩu mắm là tận hưởng các loại
“rau rừng” với mùi vị chát, đắng, lại còn món ăn cho mát lưỡi như
bông súng, lá tai tượng, cọng bông súng xốp, rút nước mắm kho. Có
người đếm thử, thấy lẩu mắm ăn với trên 20 loại rau rừng khác
nhau, nào đọt xoài, đọt chùm ruột, đọt chiếc hoặc bưởi chua. Ăn
nhiều loại rau hoang dã là dấu ấn thời khẩn hoang xa xưa, thấy chát,
đắng hoặc chua là bảo đảm “không chết”, thí dụ nhưđọt cơm nguội,
cọng rau dừa chỉ. Lẩu mắm là món ăn tập thể, năm sáu người bạn
quây quần chung quanh cái lẩu (lô, tiếng Quảng Đông cái lò lửa),
thêm bún, cơm là no, dĩ nhiên có rượu. Nay bày thêm lẩu cá bống
kèo, lẩu cá trê trắng, trong tương lai, còn nhiều thứ lẩu khác, hoang
dã. Con lươn làm lẩu canh chua nay vẫn chưa lỗi thời, ếch thì chiên
bơ, rắn thì ngày càng đắt tiền, xưa nổi danh hiệu “Tri kỷ”, uống
máu rắn pha rượu Tây, ăn món rắn xào, rắn nấu cháo đậu xanh. Lại
328