Page 300 - nam bo xua va nay
P. 300
đâu tiên đâu từ sau năm 1960 ở quán Cây Dừa, đường Lê Lai, gây
sự hấp dẫn đối với khách sành điệu Sài Gòn rồi phổ biến trở lại các
tỉnh phía đồng bằng. Lý tưởng nhất là lựa cá rô ngon, còn tươi, chưa
có cá rô mập béo thì tạm kho cá trê, cá lóc. Theo “điệu nghệ”, bữa
cơm ở quán được giới thiệu trước với vài món ăn chơi, như gỏi ngó
sen và bao tử heo. Ăn cá kho, lắm người đòi thêm dưa cải.
Vẫn là món ăn cơm thường lệ trong gia đình, còn mắm chưng,
tép kho, hoặc món bí rợ (bí đỏ) hầm với nước cốt dừa. Có thể dùng
món cá trê nướng chấm nước mắm gừng, thêm canh bí đao nấu thịt
heo, canh bầu nấu với cá trê, cá bóng kèo kho (miền nước lợ). Cá
tôm đa dạng, vừa cá biển vừa cá đồng giúp cho bữa ăn của giới bình
dân tạm gọi là “qua buổi”, thí dụ như cá chốt, cá linh kho tiêu làm
thức ăn chính yếu. Lại có món cá khô, ví dụ như khô cá lóc, khô cá
tra, cá đuối ăn thêm chút ít cho vui miệng.
Cá biển có thực đơn riêng, tùy vùng, thêm tôm cua ngày nay
giá quá cao. Nói chung cá biển rất ngon, nhưng đòi hỏi cách pha
chế thích họp, trừ trường họp cá thu kho, thì cá biển chỉ ăn ngon ở
lửa đầu, nếu dư, để dành hâm nóng lại thì mất hương vị. Bởi vậy, ta
thấy nhiều miền biển vẫn thèm thịt heo, thịt bò, cá đồng, cá vùng
nước ngọt.
3- Món nhậu: Nhậu là tiếng thanh, không gợi ý thô tục; xem
tự vị của Huỳnh Tịnh Của năm 1896, nhậu ghi là uống ! Ăn nhậu tức
là ăn uống, nhậu rượu là uống rượu và “nhậu nước” là uống nước.
Uống rượu chẳng có gì xấu, chỉ xấu khi đến mức thái quá, lãng phí
tiền bạc và sức khỏe. Ngày nay, quán nhậu mọc lên khá nhiều, nơi
sang trọng, nơi giá cao thì xưng là “Cửa hàng đặc sản” để gợi vẻ
văn minh và đạo lý. Ở thôn quế, tiệc nhậu là chuyện bình thường,
giũa bạn thân với nhau, sau mùa gặt hái thành công, chăn nuôi có
326