Page 328 - nam bo xua va nay
P. 328
truyền thống mà mình mơ ước. Ngày Tết, đoàn tụ gia đình ngay
trong nội thành là việc khó: sinh kế, đi tỉnh làm việc, ốm đau, phương
tiện, quà cáp. Khó tìm đất để chôn cất, thái độ của gia tộc đối với
cái hủ đựng cốt ra sao? Nghi thức tụng niệm, mời nhà sư làm tuần
lắm khi tùy từng người. Ngày giỗ lắm khi dời lại cho đúng ngày chủ
nhật để bà con rảnh rang đoàn tụ.
Vấn đề khái quát, xin dựa vào Việt Nam phong tục của Phan
Kế Bính mà khẳng định vài nét.
Cha mẹ:
Nói chung gọi cha mẹ là ba, má không còn gọi là tía, má (tía
là tiếng Hoa). Gọi bố, lắm khi là đùa cợt thân mật. Đặt tên cho con
không còn kiêng ky như trước. Vì tiếp xúc với thành thị, thêm ảnh
hưởng chiến tranh, ai cũng muốn con cái mình mang tên đẹp. Tên
con trai gợi sự dũng mãnh, phấn đấu, vì vậy lắm khi đặt là Hùng,
Dũng, con gái gợi vẻ đẹp như Thúy, Hoa, Đào. Thời trước 1945, ở
nhà quê thường kiếng cử, sợ ma quỉ quấy rối nên đặt tên con với
tiếng xấu xí: Chuột, Vẹo, Đen. Hoặc sợ vì đông con nên nuôi không
xuể, đặt là Út rồi Út Nhất, ú t Nhì hoặc Thôi, Hết. Nay những tên
xấu không còn nữa. Gọi cha mẹ bằng anh chị đề phòng ma quỷ, con
ranh con lộn, hoặc gọi cha mẹ là cậu mợ gần như không còn thông
dụng.
Vai trò của nguửi con gái trong gia đình:
Trên lý thuyết, xã hội ta theo phụ hệ, nhưng ở Nam bộ, người
con gái, người đàn bà nắm khá nhiều quyền hạn.
Mẹ sinh đẻ, cha đau ốm, việc săn sóc thuộc về người vợ, hoặc
con gái, nếu không con gái thì con dâu.
“Phu tử tùng tử” cũng là lý thuyết. Trong thực tế, cha mất mẹ