Page 324 - nam bo xua va nay
P. 324
cái chết vì nghĩa lớn. Cuối năm 1992, mới đây thôi, dịp dự lễ Kỳ
Yên ở đình Tân Phước Tây (huyện Tân Trụ, Long An), được chứng
kiến lễ Tỉnh Sanh (tôi hiểu đây là Tịnh, gạn cho trong sạch), nôm na
là lễ đâm con heo để tế thần. Heo phải là rặc giống, cho ăn uống đầy
đủ và tắm sạch sẽ; căng bốn chân cho heo nằm ngửa, một ông Kỳ
lão khăn đen áo dài đến, cho heo uống rượu (đổ vào miệng nó cưỡng
bách), rồi thắp nhang, đốt vàng bạc cho nó, đốt thêm ngọn đèn cầy
để bên cạnh. Tôi hiểu đây là con vật thay thế mạng người của một
chính bộ tộc ngày xưa không lai, xem con heo như con người, với
nghi thức nghiêm túc.
Tại xã Tân Chánh (huyện Cần Đước, Long An) tôi thấy bên
cạnh mâm cỗ (thịt phay, giò heo hầm măng, thịt kho, nem) trưng
bày thêm món thịt sườn heo, còn để sống nhăn chưa luộc. Phải
chăng là dấu ấn thời ăn tươi nuốt sống, khi chưa phát minh ra lửa,
thời bộ lạc hoang sơ?
Bắt đầu tế, có mục “Ê mao huyết”, ế là che đậy, mao huyết là
lông và máu con heo, để trong cái chén, đậy khăn đỏ hoặc giấy bạc.
Tại Tân Phước Tây, chi tiết này cử hành quá lâu, xem kỹ thì các vị
trong ban tế lễ đem chôn máu và lông con heo ở bốn góc miếu thổ
thần, trước sân đình. Một vị giải đáp: Mình chôn máu và lông heo
như là kiểu... bón phân urê cho lúa của làng nầy thêm tươi tốt. Lạy
trên nguyên tắc, vẫn là đầu hai tay và hai chân đụng xuống, Lễ túc
yết ở đình được cử hành vào 12 giờ khuya, theo ý nghĩa Thiên sanh
ư Tí (trời thành vào giờ Tí), đối với tất cả vị thần, dầu cho lý lịch
như thế nào.
Ý nghĩa việc tế lễ, theo tôi là dấu ấn của thời con người ra
khỏi hang động, nhờ phát minh ra lửa. Nhờ lửa, rèn nông cụ, làm
ruộng, lệ thuộc vào mưa nắng, ra đi tứ tán nhưng người cùng bộ lạc
352