Page 323 - nam bo xua va nay
P. 323

Đọc Khống Học Đăng của Phan Bội Châu, ta vẫn thấy quan
   niệm  nói  trên,  mắt không  nhìn thấy,  tai  lắng  mà chẳng  nghe.  Tôi
   suy  luận:  thần thánh có hay không,  tùy theo sự cảm thông của ta.
   Thí  dụ  như khi  cúng  giỗ  ông  bà,  nếu  có  lòng  thành  thì  khi  thắp
   nhang, ta dường như thấy chập chờn bóng dáng người quá cố hiện
   về, rồi tan biến. Nếu không lòng thành, dầu cúng  10 con heo, “đánh
   lủng  10 cái trống, đập bể  10 cái chiêng ta cũng chẳng thấy gì hết”,
   (nói theo cụ Đỗ Văn Rỡ).

        Lòng thành là gì? Đọc Khống Học Đăng ta thấy rốt cuộc là
   lòng nhân  nghĩa. Trong phút giây, tâm hồn ta được vô tư, trở nên
   cực kỳ khiêm tốn trước lịch sử đất nước và số mạng con người; biết
   kính trọng và khoan dung với đồng loại là ta có lòng thành.

        Hữu cầu tác ứng, cầu thì mới thấy bằng không thì chỉ là động
   tác.  Đêm giao thừa,  nhớ đến ông bà, đất  nước  thì  trong phút giây
   nghe pháo nổ khắp phố phường, ta thấy tổ quốc là quan niệm trừu
   tượng  nhưng  có  thật.  Còn  những  ai  ăn  nhậu  đánh  bài  trong  phút
   giao thừa thì làm sao linh cảm được điều gì.

        “Tế bất nghiêm, lễ bất thành” câu nói của vài cụ già nghe hữu
   lý. Đến thắp nhang ở bàn thờ ông bà, ngày giỗ mà ở trần, mặc quần
   cụt, thà đừng bày ra lễ giỗ.
        Tạm lấy thí dụ nhưng khi ta muốn bắt làn sóng nào đó, nhờ
   đài  thu  thanh  thì  phải  đúng  giờ,  đúng  tần  số,  sai  một  ly  là chẳng
   nhận được tín hiệu gì cả. Nhưng rắc rối nhất vẫn là việc giết bò, heo
   để cúng  tế.  Đọc  vài  tư liệu  về dân  tộc  học,  thấy  bảo  đó  là lễ giết
   người cùng  một bộ lạc để  ăn tươi,  uống huyết cần cho bộ tộc, rồi
   thay  thế bằng cách giết người  tù  binh,  đến  lượt  giết trâu,  bò hoặc
   heo thay thế con người bớt dã man hơn. Con vật bị giết để tế gọi là
   “hy sinh”, hy sinh mang ý nghĩa “mình tự sát hại mình” chấp nhận

                                                               351
   318   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328