Page 325 - nam bo xua va nay
P. 325
phải thương yêu nhau, cây cội nước nguồn. Đọc báo nước ngoài tôi
thấy tường thuật ở nước họ, bên Châu Phi, hàng năm vẫn bày ra
việc tế lễ, giết một người của bộ tộc, cắt ra từng miếng thịt nhỏ, mỗi
người trong bộ tộc ăn tươi một miếng, gọi là bảo vệ hào khí. Buổi tế
lễ ở đình ngày nay, tiết mục “Am tộ, Thụ Lộc”, vị chánh tế và bồi tế
cung kính uống rượu và ăn vài... trái nho tượng trưng, lấy từ trên
bàn cúng thần. Khói lửa, tiếng trống để liên lạc từ Đất lên Trời.
Uống rượu cùng nhau hưởng món ngon ở đình làng tức là người
tham dự đã mặc nhiên thề nguyền đoàn kết một lòng. Các vị trong
ban tế lễ ăn uống ngon hơn là để gắn trách nhiệm lớn, ăn uống thay
cho tất cả dân làng. Lần hồi bị tha hóa, ăn là để “ăn trên ngồi trước”
rồi nói vọng trịch thượng vô trách nhiệm, như đặc quyền đặc lợi, bất
chấp dân đen đang phải dựa cột đình “mà nghe”! Giỗ tổ sư của
ngành nghề, tế Cá Ông như tế thần ở đình mà thôi.
“Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ. Bị quê hương ruồng bỏ,
giôhg nòi khinh”. Câu thơ của Vũ Hoàng Chương là kiểu ăn nói
trào lộng, liều mạng vào thòi thực dân đã qua. Thế kỷ nào cũng chất
chứa nhiều mặt tiêu cực, nhiều mặt tích cực.
Tôi tạm gọi là bút ký, nhớ chuyện xưa rồi viết theo sự nhận
định theo tình cảm ngày nay. về phần tôi chưa bao giờ được ai giao
phó cho ký tên, đóng dấu văn kiện nào cả (nếu được giao, ách làm
không xong), v ề văn chương, sự nghiệp vẫn là “sương khói mờ
nhân ảnh”. Tôi cố gắng gìn giữ cái gọi đại ngôn là “dũng cảm nhỏ”,
tức là cái liêm sĩ tối thiểu, qua nhiều hoàn cảnh éo le. Khổ nhất là
văn chương phải in thành sách, in công khai cho người đương thời
đọc. Làm văn chương mà mãn đời không viết một chữ, để giữ tiết
tháo chăng? Nên tin vào độc giả.
Không bà con gần xa ở Sài Gòn, mấy mươi năm qua, tôi sống
353