Page 342 - nam bo xua va nay
P. 342

344  khung  dệt.  Những  nhà dệt  danh  tiếng  được  nhiều  người  biết
   đến: Đỗ Phước Hòa, Trần Văn Tôn, Trịnh Thế Nhân (Long Hưng),
   Trần Ngọc Linh (Phước Hưng), Trần Văn Nho (Đại Hòa)...

         Lụa Tân Châu nổi tiếng bởi dệt tơ tằm, hoa văn đẹp, màu sắc
   không phai, tạo ra được cuộn tơ vàng óng ả người Tân Châu hết sức
   nhọc nhằn và phải sành sỏi nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt và
   nhuộm lụa. Thật sự là nghề cha truyền con nối, từ thế hệ này sang
   thế hệ sau.

         Dâu Tân Châu,  không thể gọi  là  “vườn”.  Từ những bãi  đất
   pha cát ven sông vào khá sâu đồng ruộng một màu xanh trải rộng và
   dài từ làng này sang  làng khác,  thành những ruộng dâu  xanh ngát
   đến mênh mông.
         Bụi dâu cao quá đầu người, lá mơn mởn xấp xỉ bàn tay to xòe
   rộng. Cho tằm ăn, người ta không hái từng lá như cung cách Quảng
   Nam hay Chương Mỹ - Hà Đông (ngoài Bắc). Mà người ta đẵn dâu
   sát gốc, bó từng ôm lớn vác xuống ghe chở về bến.  Nơi  ruộng xa,
   phải dùng ca-nô kéo cả một đoàn ghe dâu về tận nhà. Ay là lúc tằm
   chín rộ - tằm ăn lên. xắt dâu bằng con dao to bản hơn một tấc, dài
   sáu bảy mươi phân, tên gọi là sát với chức năng sử dụng: dao dâu.
   Dao dâu bén ngót như gươm. Con dao to như thế, bén đến thế mới
   đủ sức xắt là thành sợi cho tằm ăn trong những ngày tằm chín.

         Thời điểm “tằm ăn lên” là những ngày vui thầm kín mà cũng
   nỗi cực của người nuôi tằm. Quần quật suốt ngày bên những nong
   tằm và bộ ván xắt dâu. Đêm  ngủ một hai canh lại thức, rải lá nuôi
   tằm.  Bữa cơm ăn cũng  vội.  Một câu  thành  ngữ nói  lên  khá chính
   xác cái vất vả của người nuôi tằm:  “Làm ruộng ăn com nằm,  nuôi
   tằm ăn com đứng ”.




                                                                371
   337   338   339   340   341   342   343   344   345   346   347