Page 137 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 137
Cao Văn Lầu, nhưng là một sáng tác tập thể, gần
như vô danh, lấy cơ sở 20 câu trong hai bài Hành
vân và Dạ cổ hoài lang. Tôi không ngạc nhiên vê'
điều này, vì đó là trạng thái của nhạc truyền thống
không riêng gì ở nước ta mà còn ở nhiều nước
trến thế giới, nhất là ở những nơi phương pháp
truyền khẩu được đưa lên hàng đầu. Chỉ cần ký
âm 6 câu đầu ấy (nhịp đôi) và so với 6 câu Vọng
cố’hiện nay (nhịp 32), không một nhạc sĩ hay nhà
âm nhạc học nào có thể bảo nó giống nhau, ngoại
trừ nốt cuối (lại còn thấy một chút xê dịch nữa).
Thiển ý của tôi, sau khi nghe ông lý giải, thì nếu
chúng ta trân trọng nhạc sư Sáu Lầu thì cũng phải
trân trọng hằng triệu người có công đóng góp và
thể hiện bài Vọng cổ, hay nói đúng hơn là cả cộng
đổng âm nhạc dân tộc đã sáng tạo ra động cơ phát
triển như vậy.
Nói đến Vọng cổ không thể không nhắc đến cải
lương, vì nó trở thành bài nồng cốt nhất hiện nay.
Nhưng có gì khác biệt giữa cải lương và dờn ca tài
tử? Chúng ta thỉnh thoảng nghe nói biểu diễn “dờn
ca tài tử - cải lương”, hai từ đi chung nhau. Trong
thư trả lời Giáo sư Nhạc sĩ Tô Vũ (ngày 21.12.1993),
ông trao đổi hai khía cạnh của vấn để vê' (1) cơ bản
nhạc truyền thống Việt Nam và (2) sự khác biệt
giữa dờn ca tài tử và cải lương:
136 I NGUYỄN THUYẾT PHONG