Page 47 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 47
Lúc này ở Sài Gòn đã xây,một số rạp hát, rạp
chớp bóng và phong trào đờn ca tài tử ở tư gia quan
chức, trí thức vẫn được tổ chức thường xuyên. Tôi
về Sài Gòn như cá gặp nước vì có nhiều bạn đờn,
có dịp trình tấu nhiều bài bản cùng nhau. Thật hữu
duyên, một hôm thầy Năm Tôn, đại diện hãng đĩa
Béka, thuộc công ty của John Keller, Đức, có văn
phòng đặt ở Việt Nam (đã thu thanh đĩa cải lương
Nam Kỳ khoảng thập niên 20), đến mời tôi thu thanh
một số bản dờn. Tôi nhớ lúc đó chủ hãng đĩa Béka
mướn villa gần Chợ Lớn cùa một người Hoa kiều
tên Tăng Quang Ví để làm chỗ thu thanh. Villa này
tọa lạc tại số 20 đường Capital, đường Hùng Vương
ngày nay. Được thu đĩa nhạc, thú thật cũng là một
vinh dự lớn đối với một chàng lãng tử, lang bạt kỳ hổ
như tôi. Như vậy, tôi đã có chỗ trụ lại trong làng âm
nhạc miền Nam lúc bấy giờ. Nhớ buổi thu đĩa nám
đó (1938), ngoài tôi còn có các nhạc sĩ Năm Nghĩa
(nhạc sĩ này trùng tên, không phải là danh ca Năm
Nghĩa - Lư Hòa Nghĩa), nhạc sĩ Ba Cần hòa âm đàn
gáo, đàn tranh, đàn kìm cho cô Ba Thiệt ca. Ở Sài
Gòn đã có nhiều người ái mộ giọng ca vàng của cô
Ba Thiệt, là chị ruột cô Năm Cẩn Thơ, cũng là một
giọng ca rất nổi tiếng ở miền Nam.
Nhà tôi ở gần chợ Bà Chiểu nên nhiều buổi tối
đi làm về, tôi thường đi ngang khu trường Vẽ Gia
46 I KIMỬNG