Page 63 - phan 2
P. 63
thành một đại tá an ninh vùng Ba chiến thuật quân đội Sài Gòn
trước khi di tản sang Mỹ năm 1975.
Trong lúc chờ đợi có chuyến liên lạc về thành, những lúc
không bận việc gì tôi thường về nhà bác Ba chơi. Thấy vậy bác
nhắc tôi một câu mà đến nay tôi vẫn còn nhớ: “Khi nào đi thì
đi, còn ở lại ngày nào thì phải làm việc đàng hoàng ngày đó!”.
Tôi và thằng Khuyến được cơ quan cấp cho một ít tiền
Đông Dương làm lộ phí và cùng đi theo ghe với một anh liên
lạc thành tên là Điện, người bị bệnh tràng nhạc, trên cổ nổi
một dãy lục cục lòn hòn thấy mà ghê! Ra đến sông Vàm Cỏ Tây
chúng tôi bèn nhét giấy đi đường trên bợp dừa nước rồi theo
ghe đi thẳng đến một nhà cơ sở ở Thủ Thừa. Sáng hôm sau tôi
và thằng Khuyến từ giã anh Điện ra ngã ba đường quốc lộ đón
xe. Tôi theo xe Cần Thơ về nhà, còn thằng Khuyến đón xe đi
ngược về Sài Gòn để đến ở với chị Tư Am là cô ruột của nó.
Vì thuở đó đâu có điều kiện thông tin giữa vùng kháng chiến
và vùng tạm chiếm mà báo trước nên sự xuất hiện bất thần của
tôi đã khiến cả nhà ngạc nhiên. Câu đầu tiên Ba tôi hỏi là: “Bộ
chịu hết nổi rồi hả?”. Tôi bèn giải thích đầu đuôi mọi chuyện, Ba
tôi gật gật đầu, rồi nói một câu: “Ừ, như vậy là đúng!”.
Về nhà tôi xin học ở lớp dạy tư của cô giáo Hằng, nằm chung
cùng dãy garage của ông Xã Long để chuẩn bị thi vào trường
trung học. Trong lớp tôi được xếp vào loại giỏi, nên cô thường
tỏ ra hài lòng về tôi. Nhớ có một lần tôi sơ suất làm sai một bài
toán khá dễ, cô bèn nói: “Đi sông đi biển không chết, lại nhè chết
ở mương cau.” Thế nhưng câu nói đó lại là một bài học quý giá
đối với tôi, nhắc tôi không bao giờ được chủ quan, cho dù đó là
những việc đơn giản nhất. Cho nên từ đó về sau, kể cả sau này khi
học ở cấp cao hơn, cứ làm xong mỗi phép tính là tôi đều thử lại,
131