Page 14 - tap 2 phan 1
P. 14

cũng đang đi về Cao Lãnh đây nè, vậy mày xuống ghe đi với vợ
           chồng tao!”. Thiệt tình tôi đâu ngờ lại có cuộc gặp mặt kỳ diệu
           như thế này! Chắc là tại ông trời ổng thương cả hai thằng lính
           “miền Đông gian lao mà anh dũng” này quá! Lúc ấy tôi mới chui

           ra khỏi mùng trở lại gặp Đạt kể lại chuyện và kéo anh ta đến chào
           vợ chồng Xích để cùng đi.

               Xuống ghe tôi nhận phần chèo mũi, cái nghề chèo chống quá
           quen thuộc với tôi, Xích chèo lái, còn chị vợ thì lo làm cá nấu
           cơm. Lại là con kênh quen thuộc của Đồng Tháp Mười; chúng
           tôi người trước người sau ung dung chèo, vừa chèo vừa kể lại cho
           nhau nghe bao nhiêu chuyện đã qua. Rồi bữa cơm nóng sốt trên
           chiếc ghe nhỏ chòng chành mà thật là vui, vui vì cuộc gặp gỡ bất
           ngờ, vui cái không khí bình yên không còn tiếng súng. Vì tốc độ

           ghe chèo chậm hơn đi bộ nên Xích đồng ý với tôi là đi thông đêm.
           Vợ Xích bèn đốt con cúi rơm đặt khoanh tròn trong cái cà ràng để
           khói bay lên xua bớt muỗi, và chúng tôi cứ túc tắc mà chèo, vừa
           chèo vừa nói chuyện cho đỡ buồn ngủ. Đến vàm kinh Thầy Bảy
           Bồng nhìn xuống phía dưới, chỉ cách có một cây số thôi là nhà

           chú Ba Sảo và nhà ba má lúc trước nhưng không thể ghé thăm
           được, cảm thấy có cái gì đó nghèn nghẹn trong tim!
               Khoảng tám giờ sáng là đến nhà Xích ở rạch Cái Mác, chúng

           tôi cảm ơn hai vợ chồng và tiếp tục đi bộ đến Nhị Mỹ, cách đó độ
           ba, bốn cây số. Địa hình của xã Nhị Mỹ, nơi đơn vị sắp đến đóng
           quân thì tôi quá rành bởi đã từng bao nhiêu lần đến khi anh chị
           Tư Hoa còn giảng đạo ở đây.

               Làm xong mọi việc của nhiệm vụ tiền trạm, chiều hôm đó tôi
           dẫn Đạt đến thăm chị Ba Hân là con cậu Tư Lầu, nhà ở gần chợ
           Cái Dừng. Đến nơi thấy nhà có dựng rạp và rất đông người ngồi,
           hơi lấy làm lạ. Trời đất, té ra là đám giỗ! Mấy năm trong vùng

           kháng chiến, nhất là ở miền Đông đói khổ, cơm còn không đủ



           268   Nguyễn Long Trảo
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19