Page 18 - tap 2 phan 1
P. 18
tạp. Chỉ riêng trong bà con họ hàng của tôi đã có vợ chồng chị
Bảy Liên là con dì Ba Trâm, vợ chồng cô Năm Huệ là con dì Tám
Điệu, tất cả đều là đảng viên; còn gia đình chúng tôi thì có anh Ba
Thanh Nha đã được dự khóa huấn luyện “huyện ủy viên tròn” để
ở lại hoạt động bí mật, nhưng sau đó có sự thay đổi nên anh mới
lên tàu đi trong chuyến cuối cùng . Và chắc chắn đây không phải
(1)
là chủ trương riêng của tỉnh Sa Đéc, theo như bài viết của đồng
chí Trần Văn Trà: “Ta đã ký Hiệp định Genève, ta làm đúng theo
quy định: bộ đội chiến đấu phải đi tập kết, người kháng chiến khác ở
lại sống như dân thường dù người ấy là đảng viên hay hội viên nông
hội”. Có điều chắc chắn là “những người kháng chiến ở lại sống như
dân thường” ấy sẽ không bao giờ lãng quên trách nhiệm lãnh đạo
quần chúng trong cuộc đấu tranh cực kỳ cam go ác liệt sau này mà
cái giá phải trả cũng không hề rẻ .
(2)
1. Ngày 05-9-1954, quân số tập kết của tỉnh Long Châu Sa giữ đúng quy định của trên là
3.200 người. Nhưng đến ngày 08-9-1954, do có nhiều người tình nguyện ở lại nên số
lượng tập kết bị giảm. Cụ thể biên chế như sau:
- 2 tiểu đoàn: 1.240 người
- Cán bộ dân chánh huyện, xã: 60 người
- Cán bộ các cơ quan cấp tỉnh phỏng định: 100 người
- 2 đại đội trợ chiến: 200 người
- Liên xưởng: 255 người
- Quân dân y: 50 người
- Giao liên: 50 người
- Cơ quan tỉnh đội: 200 người
- Thương binh: 200 người
- Cựu binh: 300 người.
Tổng cộng: 2.555 người. Tức số người tình nguyện ở lại là 645 người.
(Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, tập III, Sđd, tr. 12)
2. Tư liệu về chính sách khủng bố của Mỹ, Diệm trong các năm 1955 - 1960 trên toàn miền
Nam: “...theo thống kê, dù là chưa đầy đủ, theo xác định gần với thực tế của giới chức trách,
thì trong khoảng thời gian khủng bố đó - tức từ năm 1955 đến năm 1960 - có ít nhất 24.000
người bị thương, 80.000 người bị ám sát hoặc hành quyết bằng cách khác, 275.000 người
bị giam cầm, thẩm vấn với nhục hình, và khoảng 500.000 bị tập trung trong các trại giam
giữ. Đó là những con số được ước lượng một cách thận trọng.”
Nguồn: Việt Nam - Tại sao chúng ta đến đó, Nxb. Chino, California, 1984, tr. 89. Tập sách
Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập II: 1954 - 1975, tr. 1391, đăng tải lại.
272 Nguyễn Long Trảo