Page 19 - tap 2 phan 1
P. 19
Tại điểm tập kết Cao Lãnh, các đơn vị bộ đội chia nhau đóng
rải trong các nhà dân, cho nên khu vực tập kết không chỉ bó hẹp
trong nội ô thị trấn Cao Lãnh mà còn trải dài ra khắp các xã vùng
lân cận như Hòa An, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh
Thới, Mỹ Trà, Mỹ Thọ, Nhị Mỹ cho tới Ba Sao giáp giới Đồng
Tháp Mười... vốn là một khu vực rộng lớn thuộc vùng tạm chiếm
của quân Pháp; và vô hình trung đã biến thành một cuộc “tràn
ngập lãnh thổ” của Việt Minh. Bên cạnh đó còn có thân nhân của
những cán bộ chiến sĩ đi tập kết, một người chuẩn bị ra đi thì có
hai, ba người đến thăm, một vạn người ra đi thì hai ba vạn người
tới, mà số ra đi đâu chỉ là một vạn! Dòng người cứ thế mà dồn dập
hết người này đi người kia đến, tranh thủ khoảng thời gian ngắn
ngủi quý giá tiễn đưa các con em mình ra đi “tới hai năm lận” đến
tận cái “xứ Bắc kỳ” giá lạnh cách xa cả ngàn cây số, cũng vì thế mà
Cao Lãnh đã trở nên đông vui hơn bao giờ hết.
Thời gian tập kết ở Cao Lãnh, các đơn vị bộ đội đã làm được
hai việc rất có ý nghĩa: tu bổ phần mộ của cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ và xây dựng Đài Liệt sĩ ngay trung tâm
thị trấn Cao Lãnh.
Về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tôi từng được nghe ba tôi kể
lại chuyện cụ đến đây làm nghề bốc thuốc cứu người, và cũng từng
có thời gian cụ đã đến tá túc tại nhà ông Ba Sành là em ruột của
ông nội. Kể cả chuyện cô Hai Thanh là chị ruột của Bác cũng từng
vào Cao Lãnh hoạt động với vỏ bọc là người buôn vải, và thường
chửi xéo là bị “mấy con chó”, ám chỉ tụi mật thám, theo sát.
Là một nhà nho yêu nước, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
không phải không có lý do để chọn Cao Lãnh làm bến đỗ cuối
đời (Cụ mất ngày 27-11-1929), bởi đây là nơi thường xuyên lui
Nối lại đôi bờ 273