Page 15 - tap 2 phan 1
P. 15
ăn mà ở đây làm đám giỗ còn phải che rạp, thiệt là một trời một
vực. Đã bất ngờ vì đám giỗ to lại càng kinh ngạc hơn về các món
ăn, sao bàn nào bàn nấy đều bốn năm món, mà toàn là những
món ngon chẳng khác gì cơm Tết. Nghĩ ra, nếu tôi đang tham gia
kháng chiến ở vùng Khu 8 phì nhiêu này thì chuyện gặp một đám
giỗ to chắc cũng chẳng có gì đáng lấy làm lạ, đằng này tôi lại từ
miền Đông đói khổ bỗng nhiên rơi cái độp xuống đây nên không
thể tưởng tượng nổi cũng là phải. Tất nhiên sau đó tôi và Đạt đều
không hề khách sáo khi được mời vào bàn, ngồi ăn một bữa tiệc
thật ngon, thật no, ăn như kẻ chết đói, ăn một bữa ăn mà tôi nghĩ
rằng sẽ không bao giờ quên. Sau cuộc gặp này, cái tin tôi trở về
cũng nhanh chóng bay ra chợ Cao Lãnh, sau đó bay tuốt đến Di
Linh, nơi ba má đang sinh sống.
Quả thật, mấy hôm sau thì ba tôi cũng từ Di Linh về tận nơi tôi
đang đóng quân để gặp tôi, không cần một ai dẫn đường vì Nhị Mỹ
cũng đã quá quen thuộc với ông. Tôi xin phép đơn vị được theo ông
về chợ Cao Lãnh nơi ông đang ở nhờ tại nhà người em kế là cô Sáu
Hên, và đây cũng là quê gốc của tôi. Ông lần lượt dẫn tôi đến thăm
những gia đình thân thuộc và tỏ ra rất tự hào về đứa con của mình,
bởi lúc đó mọi người đều coi chúng tôi là bên chiến thắng trở về;
rồi nhà nào cũng như nhà nào đều mời chúng tôi lưu lại, chiêu đãi
thịnh soạn. Ông cũng kể lại những câu chuyện của gia đình từ ngày
tôi rời nhà đi học Trường Lục quân cho đến những ngày làm ăn
sinh sống ở Di Linh sau này. Ông thích thú kể về nghề thợ bạc nơi
vùng cao nguyên, chuyên làm đồ trang sức cho người Thượng, vì
khéo tay nên thu hút được nhiều khách, mà người Thượng thì bản
tính thật thà chất phác nên ông kiếm được khá nhiều tiền. Ông còn
khoe là ở nhà có con ngựa nuôi để làm vốn (nhưng nghe kể lại thì
sau này con ngựa bị cọp vật chết). Nghe ông kể, điều tôi cảm thấy
vui nhất là gia đình đã làm đủ ăn, không phải nợ nần. Hơn nữa có
chị Tư Hoa bên cạnh và chị Hai Thuấn ở Đà Lạt cũng không xa lắm,
Nối lại đôi bờ 269