Page 20 - tap 2 phan 1
P. 20
tới hoạt động của nhiều nhà yêu nước, nhiều chiến sĩ cách mạng,
những người sau đó đã tiến hành cuộc bạo động mà tôi từng
nghe các cụ lớn tuổi gọi nôm na là “Cộng sản dậy năm 1930”, do
người đảng viên kỳ cựu Nguyễn Thanh Sơn, có vợ là người Cao
Lãnh, đứng ra phát động. Sau khi mãn phần, cụ được đồng bào
xã Hòa An đưa đi an táng tại miễu Trời Sanh, nơi tôi thường đến
bắt dế và lén ăn dưa hấu, nhưng thuở nhỏ tôi đâu có biết. Trước
ngày chuẩn bị bàn giao khu vực tập kết Cao Lãnh cho phía Pháp,
các đồng chí lãnh đạo địa phương chủ trương tu bổ, tôn tạo lại
khu mộ của cụ. Hôm đó mỗi đơn vị cử một số chiến sĩ đến xây
lại mộ, dựng lại hàng rào và tổ chức lễ viếng để tỏ lòng tri ân đối
với cụ thân sinh của Bác Hồ kính yêu. Riêng bản thân tôi rất tiếc
và không nhớ vì lý do gì mà không được góp sức vào việc làm
đầy ý nghĩa này.
Ở đây có một sự trùng hợp kỳ lạ: tại sao trên cả mảnh đất
miền Nam bao la rộng lớn này mà một Cao Lãnh nhỏ xíu lại được
chọn làm nơi tập kết, từ đó có nhiều người nhận biết được mộ
phần của cụ? Cũng là luật nhân quả, bởi chính các chiến sĩ “con
cháu Bác Hồ” lại là những người đứng ra trùng tu tôn tạo để “báo
hiếu” công lao sinh thành dưỡng dục của cụ đối với Bác Hồ kính
yêu. Rồi cũng chính những chiến sĩ con cháu ấy đã chụp được ảnh
mang ra Thủ đô kính dâng lên Bác, để Bác có thể nhìn thấy hình
ảnh nơi an nghỉ cuối cùng của người cha thân yêu, vốn dĩ là điều
Bác hằng mong ước, và bức ảnh này đã được Bác đặt ở một vị trí
trang trọng nhất tại nơi làm việc của Người.
Trong những ngày đóng quân ở đây, tác phong sinh hoạt, cách
ăn cách ở và thái độ ứng xử hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ đã khiến
cho người dân trong vùng tạm chiếm có cái nhìn khác hơn so với
những gì mà trước đây tụi Tây từng rêu rao bêu riếu. Nếu như lần
274 Nguyễn Long Trảo