Page 57 - tap 2 phan 1
P. 57
thấy chơi vơi, nó cứ thế mà kéo dài cho đến khi có Nghị quyết 15
của Trung ương Đảng về đấu tranh giải phóng miền Nam.
Cho dù đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng như
đã nói trên nhưng dòng đời vẫn cứ chảy; và có lẽ do quy luật bù
trừ, nó lại khiến cho mối quan hệ tình cảm của cái tập thể nhỏ
bé những đứa con miền Nam đang sống trên đất Bắc càng trở
nên thân thiết hơn, thiêng liêng hơn, được mọi người quý trọng
hơn, không phân biệt là Trung Bộ hay Nam Bộ, là trong quân đội
hay là ngoài dân chính; cũng không loại trừ một số trường hợp
mang màu sắc cực đoan để rồi trở thành địa phương chủ nghĩa.
Chỉ nói riêng trong tình cảm nam nữ, đâu phải trên đất Bắc đang
thiếu những nam thanh nữ tú, thế mà ai cũng mong muốn tìm
đối tượng là “dân tập kết” khi luận bàn đến chuyện gắn bó trăm
năm, những mong sau này có thể cùng dắt tay nhau trở về nơi quê
hương làng xóm; có người còn chế giễu những anh chàng đang
ngấp nghé dòm ngó các cô gái Bắc: “Hai tay hai củ su hào, đầu đội
rau muống... lại hô hào về Nam.”
Nhớ khi đó ở Hải Phòng có khá nhiều trường học sinh miền
Nam, như Trường 4, Trường 6, Trường 24... Mà có lẽ Trường 4
và Trường 6 là những nơi được sự để mắt dòm ngó của anh em
chúng tôi, bởi hai trường này đều là trường nữ, nhiều cô tuổi cũng
đã trăng rằm, và bắt đầu chập chững biết yêu. Mà tuổi chúng tôi
lúc đó cũng khoảng hai mươi, hai mươi hai, vừa khao khát tình
cảm quê hương lại vừa khao khát cả tình yêu. Cho nên đứa nào
khéo chọn và kết thân được với mấy cô nữ lớn lớn ở các trường
này thì coi như được cả đôi đường. Không đặt yêu cầu gì cao xa,
chỉ cần ngày Chủ nhật đến trường nhắn ra ngồi ở phòng thường
trực để trò chuyện thì có thể “tán” từ sáng tới chiều, khỏi cả cơm
nước. Còn đứa nào có cô bạn được người thân bảo lãnh cho phép
ra khỏi trường là trên cả tuyệt vời. Mà cũng được đến thế là cùng
Nối lại đôi bờ 311