Page 143 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 143

tại  đây  do  số  tá  điền  mộ  được  từ  miền  núi.  Tuy  nhiên,  trong
                      bối  cảnh  này,  từ  “mộ”  có  thể  được  hiểu  theo  nghĩa  rộng,
                      gồm  cả  những  người  mua  được  hay  bắt  được  và  bị  dùng  làm
                      nô  lệ.
                          Việc  dùng  người  Thượng  làm  nô  lệ  này  cũng  còn  để  lại
                      dấu  vết  trong  ngôn  ngữ  ở  Đàng  Trong.  Từ  “tôi”  trong  ngôn
                      ngữ  Việt  Nam  có  nghĩa  là  người  phục  vụ,  như  tôi  con,  tôi

                      đòi,  tôi  tớ,  nhưng  chỉ  có  “tôi  mọi”  là  có  nghĩa  “nô  lệ”.  Bởi
                      vì,  ở  phía  Bắc,  từ  Việt  Nam  được  dùng  để  chỉ  người  Thượng
                      là  man  chứ  không  phải  “mọi”,  “tôi  mọi”  có  thể  là  dấu  vết
                      do  chế  độ  nô  lệ  ở  Đàng  Trong  dể  lại,  cách  riêng,  việc  người
                      Việt  dùng  người  từ  các  vùng  cao  làm  nô  lệ.
                          Các  nguồn  tư  liệu  của  Việt  Nam  thường  nói  là  nô  lệ  chủ
                      yếu  được  sử  dụng  trong  nông  nghiệp  để  giải  quyết  tình
                      trạng  thiếu  nhân  lực  tại  Đàng  Trong  lúc  ấy  còn  thưa  dân.
                      Nhưng  người  ta  cũng  thấy  tại  phủ  chúa  có  một  số  nô  lệ.
                      Theo  Poivre,  một  công  chúa  thường  có  từ  20  đến  30  người
                      phục  vụ,  một  ít  binh  lính  và  một  số  “petits  sauvages

                      esclaves”  (mọi  nhỏ  làm  nô  lệ)...  Tác  giả  này  cũng  nhắc  đi
                      nhắc  lại  về  “một  bày  tôi  người  da  đen  được  chúa  sủng  ái.
                      Đây  là  một  người  Cao  Miên,  hay  đúng  hơn,  một  người  Lào”
                      rất  có  uy  quyền  về  mặt  chính  trị  tại  phủ.
                          Theo  Phủ  Biên,  việc  buôn  bán  người  Thượng  đã  trở  nên
                      bình  thường  đến  độ  triều  đình  đã  đánh  thuế  theo  cùng  tỷ
                      lệ  với  việc  buôn  bán  voi.  Theo  đó,  chúng  ta  có  thể  kết  luận

                      được  rằng  ở  đây,  cả  hai,  nô  lệ  và  voi  được  bán  theo  cùng
                      một  giá.  Cụ  thể,  một  nô  lệ,  cũng  giống  như  một  con  voi,


                      144
   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148