Page 158 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 158
142 Đồng Tháp Mười
cho đến nay vẫn còn là một thử thách, chúng ta có đủ căn
cứ để nói rằng cho đến khi Pháp xâm lược thì công cuộc
khai phá Đồng Tháp Mười đang trên đà tiến triển.
II. P hát triển dân cư và công cuộc khai khẩn
Đ ồng Tháp Mười dưởi thời thuộc Pháp
1. Một trung tâm hội tụ nghĩa sĩ yêu nước
Bằng Hòa ước năm Nhâm Tuất (1862), thực dân Pháp
chiếm ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định
Tường) và đến 1867 chiếm toàn Nam Bộ làm đất thuộc địa.
Ngay sau khi ba tỉnh miền Đông bị mất, nhân dân Nam Bộ
đã đứng lên trong nhiều nhóm nghĩa quân của phong trào
võ trang chống Pháp. Trong bối cảnh lịch sử đó, Đồng
Tháp Mười với địa thế hiểm yếu đã trở thành một căn cứ
kháng chiến lừng danh dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương
và sau đó của nhiều thủ lĩnh khác.
Chọn Đồng Tháp Mười làm căn cứ kháng chiến, Võ
Duy Dương đặt tổng hành dinh tại gò Tháp Mười và lập
một hệ thông phòng thủ gồm đồn Tả, đồn Hữu, đồn Tiền án
ngữ ba con đường đi từ gò Bắc Chiên (Mộc Hóa), cần Lố
(Cao Lãnh) và rạch Cái Nứa (Cái Bè) vào gò Tháp Mười.
Mỗi đồn có từ 200 đến 300 nghĩa quân, có lũy cao bao bọc.
Ngoài ra còn có một số đồn nhỏ như đồn Bắc Chiên (thị
trấn Mộc Hóa ngày nay), đồn Âp Lý, v.v...
Võ Duy Dương còn liên kết chiến đấu với các lực lượng
kháng chiến ở những vùng chung quanh, khiến cho Đồng
Tháp Mười tuy hãy còn hoang vu, được khai thác muộn hơn