Page 157 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 157

Nghiên cứu phát triển                               141


           thuộc  các  huyện  Cao  Lãnh,  Tháp  Mười)  “đất  trũng  đầm
           lầy, cá tôm đầy rẫy, gỗ lớn cây tạp xanh tốt thành rừng, địa
           lợi  phần  nhiều  còn  chưa  khẩn  hết”,  còn  những  đầm  lầy  ở
           huyện  Kiến  Đăng  trấn  Định  Tường  (tức  khu  vực  “bồn
           trũng”  Đồng  Tháp  Mười)  thì,  cá  tôm  không  thể  ăn  hết...,
           mối lợi rất sẩn...”.  Cho tới  1862, tại khu vực “bồn trũng” và
           nhiều nơi dọc hai con sông Tiền Giang và Vàm cỏ Tây, cư
           dân vẫn sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác nguồn thủy
           sản  to  lớn này,  mặc  dù  đã  có  thể  bước  vào  sản  xuất nông
           nghiệp.  Năm  1836,  thôn An Long  (nay  thuộc xã  An Long,
           huyện Tam Nông) chỉ có  31  thửa ruộng,  83  thửa  đất  trồng
           khoai  đậu  (có  2 khoảnh đất hoang nhàn) và  32 mảnh  vườn
           nhưng có  tới 300 cái  đìa; còn thôn Mỹ  Điền  (nay thuộc  xã
           Hưng Thạnh Mỹ, huyện Châu thành) có  166 mẫu ruộng thì
           cả  17 người chủ  đều bỏ không canh tác mà  đào  125 cái đìa
           để  bắt cá  (l)...  Theo Đại Nam  thực  lục  thì  năm  1837,  tỉnh
           Định Tường đã  có  1.070 cái đìa chịu thuế (2)  và  mười  năm
           sau, đến mùa cá  1846 -  1847 để được đánh bắt - khai thác,
           ngư dân ở hai sở lò cá  Hậu Diên Hạ  (khu vực cạnh Sở Hạ,
           náy  thuộc  huyện  Hồng  Ngự,  tỉnh  Đồng  Tháp)  và  Như
           Cương  (khu  vực  thôn  An  Phong,  huyện  Thanh  Bình,  tỉnh
           Đồng Tháp) đã  sẵn sàng đóng cho chính quyền 26.130 quan
           tiền,  -   tương  đương  với  mức  thuế  đánh  trên  13.065  mẫu
           vườn hạng nhất theo qui định về  thuế ruộng đâ't ở Nam Kỳ
           năm  1836 (2 quan/mẫu/năm)(3).  Sự so sánh kể trên quả  là
           có ấn tượng và cho dù công cuộc khai phá Đồng Tháp Mứời


           ll)   Nguyễn Đinh Đầu. - Sđd., tr.  144,  146.
           )   2  Đ ạ i   Num thực lục. Viện Sử học, Nxb. Khoa học xã hội, tập XIX, tr.
           <
               27. Trích lạ ỉ theo : Cao Tự Thanh. - Sdd.  tr. 229.
               Đại Nam thực lục.  Sdd  tập XXVI, tr. 86 - 87 và tập XVIII, tr. 241.
               Trích lại theo : Cao Tự Thanh. - sdd., tr. 229.
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162