Page 181 - nam bo xua va nay
P. 181
tiện ký Hòa ước trái ý vua thì sao Tự Đức không bắt tội, mà lại cử
ông làm Tổng đốc Vĩnh Long và tiếp tục giao phó cho ông nhiều
trọng trách giao thiệp với Pháp và năm 1963 chính Tự Đức đã phê
chuẩn Hòa ước, làm lễ đại triều ở điện Thái Hòa tiếp sứ thần hai
nước Pháp, Y Pha Nho để trao đổi văn bản hòa ước. Đó là những lắt
léo trong chính sử triều Nguyễn nhằm biện hộ cho Tự Đức và đổ tội
cho PTG, mà khi sử dụng chúng ta cần giám định cẩn thận.
Sử dụng tư liệu của Pháp, nhất là những tư liệu do những chỉ
huy quân viễn chinh Pháp và những viên quan cai trị Pháp viết,
chúng ta càng cần phân tích, đối chiếu và giám định kỹ, không
những vì lối trình bày khuếch đại “chiến công” của họ, mà có khi
còn vì những mưu đồ chính trị thâm hiểm. PTG là một người có uy
tín và ảnh hưởng lớn trong nhân dân thì càng dễ trở thành đối tượng
lợi dụng của họ và vì mục đích đó, họ không ngần ngại gì bóp méo
sự thật hay bịa đặt ra các văn bản giả.
Trong cuộc hội thảo khoa học của chúng ta, có tác giả nêu lên
một cách có căn cứ, nghi vấn về bài hịch kêu gọi đầu hàng của PTG
với lời “ta đã biên thư cho tất cả các quan và tất cả các vị chi huy
quân sự là phải bẻ gãy giáo mác và trao lại thành lũy mà không
giao chiến”(7), và thư cuả PTG gửi cho La Grandière trước lúc tự
tủ*8). Đó là những tư liệu mà nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng, nhimg
chưa ai đặt vấn đề thẩm định tính xác thực và độ tin cậy của nó.
Việc quân Pháp hạ thành Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên tháng
6-1867 cũng có chỗ khác nhau giữa một số tư liệu của Pháp và của
ta. Quan chức Pháp như La Grandière, Paulin, E.Luro... miêu tả như
PTG đã đầu hàng, trao thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi viết thư bắt
các thành An Giang, Hà Tiên cũng phải nộp thành cho Pháp(9). Nhưns
tư liệu của ta như Đại Nam thực lục và nhất là Châu bản triều
200