Page 185 - nam bo xua va nay
P. 185
viện (1836), được cử đi duyệt binh ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh
Hóa, lúc về chuyên biện việc bộ Hộ, vì quên không đóng dấu vào
chương sớ bị giáng làm Lang trung, biện lý việc Bộ, phái đi khai
mỏ Chiên Đàn, mỏ bạc Thái Nguyên (1838), được triệu về Kinh
làm Thông chính sứ phó ty, rồi Thị lang bộ Hộ, vì can ngăn vua bị
giáng làm Thông chính phó sứ (1840), sung làm Phó chủ khảo trường
thi Thừa Thiên vì sơ suất bị giáng một cấp (1840).
Dưới triều vua Thiệu Trị (1841 -1847), ông được thăng Tham
tri (1841), rồi thăng Thượng thư bộ Hình sung Cơ mật viện đại
thân(1847).
Dưới triều vua Tự Đức (1848-1883), cho đến trước năm 1862,
ông được đổi sang Thượng thư bộ Lại (1848), sung làm Giảng quan
tòa Kinh diên, cử làm Kinh lược đại sứ ở Tả Kỳ, lĩnh Tổng đốc Bình
Phú, kiêm cơi đạo Thuận Thành (1849), làm Kinh lược phó sứ Nam
kỳ lĩnh Tuần phủ Gia Định, kiêm coi tỉnh Biên Hòa và các đạo
Long Tường, An Hà (1851), được triệu về kinh thăng Thự hiệp biện
đại học sĩ, lĩnh Thượng thư bộ Hình, sung Cơ mật, Kinh diên (1853),
làm Chánh tổng tài Quốc sử quán (1856)(13).
Qua hành trang tóm lược trên, cuộc đòi làm quan của PTG có
những bước thăng trầm, có lúc bị giáng chức, nhưng trong bất cứ
cương vị nào ông cũng luôn luôn trung thành, mãn cán, lo làm tròn
sứ mạng phò vua, giúp nước, an dân theo quan niệm của Nho giáo.
Ngoài.tài năng, phẩm giá đáng quý ở PTG là tấm lòng yêu nước
thương dân, tính ngay thẳng cương trực và cuộc sống cần kiệm thanh
bạch. Làm quan có lúc đến nhất phẩm triều đình, nhưng quyền lực
và danh vọng không làm ông bị tha hóa như nhiều quan chức khác,
trước sau ông vẫn giữ nhân cách cao đẹp của mình.
Với tính cương trực và ý thức trách nhiệm trước nước, trước
204