Page 183 - nam bo xua va nay
P. 183
Kể từ khi sinh ra năm 1796 đến khi từ trân năm 1867, cuộc
đời và sự nghiệp của PTG nên phân định làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thiếu thời lo ăn học từ 1796 đến khi thi đỗ Tiến sĩ
năm 1826.
- Giai đoạn làm quan phụng sự ba triều vua Nguyễn: Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, từ năm 1826 đến năm 1862.
- Giai đoạn cuối đời đầy thách thức và bế tắc từ 1862 đến
1867.
Hội thảo của chúng ta nhất trí cho rằng trước khi tập trung
làm sáng tỏ những vấn đề giai đoạn cuối đời cần xem xét và đánh
giá con người và sự nghiệp của PTG trong hai giai đoạn đầu trước
năm 1862.
Trong buổi thiếu thời, nét nổi bật của con người PTG là hiếu
thảo, chăm học, sống thanh bạch và cần kiệm. Xuất thân trong một
gia đình nghèo khổ, tiên tổ từ Bình Định di cư vào đồng bằng sông
Cửu Long và trên quê hưomg mới cũng qua ba lần thay đổi mới định
cư ở thôn Tân Thạnh, huyện Tân An, dinh Long Hồ (sau là huyện
Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh
Bến Tre). Cha làm Thủ hạp là một viên chức nhỏ, bị tội oan phải tù
3 năm ở Vĩnh Long, PTG mồ côi mẹ từ lúc lên 7 tuổi, được mẹ kế
và nhiều người giúp đỡ cho ăn học thành tài. Năm At Dậu 1825,
ông thi Hưong trường Gia Định, đỗ Cử nhân lúc 30 tuổi (31 tuổi ta).
Năm sau - năm Bính Tuất 1826 - ông thi hội, đỗ Tiến sĩ (Đệ tam
Giáp đồng Tiến sĩ xuất thân) năm 31 tuổi (32 tuổi ta). Đó là thành
đạt lớn mở ra trong bước ngoặt cuộc đời của PTG. Ông trở thành vị
Tiến sĩ đầu tiên, vị Tiến sĩ khai khoa của Nam kỳ lục tỉnh.
Quốc triều hirong khoa lục chép: “Ông là người đỗ đại khoa
202
1