Page 268 - nam bo xua va nay
P. 268
H oài Đức, tờ 69a và 69b ghi chép:
“Châu Nham, tục danh Bãi Ớt... (Các chữ “Châu Nham, tục
danh” là chữ Hán, còn 2 chữ “Bãi Ớt” trong sách viết chữ Nôm)”
Cách phía đông trấn 22 dặm rưỡi. Đỉnh núi tròn xoe, sườn đá “chênh
vênh, chạy thẳng đến bờ biển; có những ghềnh rạn gồ ghề, vũng sâu
“bùn cát quanh bọc 2 bên tả hữu. Trong vũng có đá tinh quang, (đá
trong và sáng) ở dưới có nhiều con sò sọc đỏ. Tưomg truyền khi
Mạc Cửu còn nhỏ đi đến dưới nham ấy bắt được ngọc châu kính
thốn (trực kính một tấc) quí báu vô giá, Cửu đem dâng lên cho vua.
Bên bờ nham có vực sâu, làm chỗ cá tôm tựa ở, chim cò và le le tới
ăn boi lội cả bầy. Đây là cảnh “Châu Nham lạc lộ” (Cò đậu Châu
Nham) trong 10 cảnh ở Hà Tiên”. (GĐTTC. Tập Thượng, Q l+II,
Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa-Sài Gòn-1972,
trang 1060).
4 - Đại Nam nhất thống chí - Lục tinh Nam Việt - (1865-
1882) Tập H ạ-TỜ 9a bản Hán văn, cũng chép nội dung giống như
GĐTTC trên đây, chỉ khác một vài chữ. (Xem quyển tái bản năm
1973, trang 57 - Do Nha Văn hóa Phủ QVK/ĐTVH/SGòn.)
5 - Nam kỳ lục tỉnh địa dư chí của Duy M inh Thị (1872).
Đây chép đoạn sách được ông Thượng Tân Thị dịch, in trên tạp chí
Đ ại Việt số 50-51-52 ngày 1 và 16 tháng 11 + 1/12/1944, trang 95:
“ Châu Nham, (tục danh là Bãi Ớt) Cách hướng đông tinh ly
22 dặm. Chót núi chân non thẳng tới bãi biển, bùn cát chầm lớn,
quanh theo tả hữu. Ở trong đó có đá tinh quang. Ở dưới nhiều con
hàu có lằn chi đỏ. Hồi xưa truyền Mạc Cửu còn vi thòi, trải đến noi
đó, có lượm được hột ngọc trai rất lớn, cái báu nó vồ giá ”.
6 - Géographie physique, économique et historique de la
292