Page 272 - nam bo xua va nay
P. 272
4/ “Làng Kỳ Lộ trước khi Pháp chiếm cứ Nam kỳ, tên làng là
Nhượng L ộ”. Nói như thế không chính xác lắm. Thực sự, trước khi
Pháp chiếm đất Nam kỳ, vùng này gồm có 2 thôn: thôn Sa Kỳ (tổng
Thanh Di) và thôn Nhượng Lộ (tổng Nhuận Đức). Sau người Pháp
nhập lại thành một làng gọi là làng Kỳ Lộ.
♦ Tình trạng nhận thức sai lầm về Châu Nham sau đó lại được
củng cố, bởi quyển sách nhỏ của Đông Hồ và Mộng Tuyết: Hà Tiên
thập cảnh - Đường vào Hà Tiên, đây là tập sách khổ 16x12 có thể
bỏ túi, hướng dẫn du lịch, xuất bản năm 1960 ở Sài Gòn, NXB Bốn
Phương - Yiễm - Yiễm Thư Trang, của Đông Hồ và Mộng Tuyết.
Nơi trang 39, ông Đông Hồ lại ghi thêm một chi tiết sai lầm về địa
lý cơ bản: “Dãy núi Đá Dựng này, thời họ Mạc mới đến khai thác
Hà Tiên, còn nằm kề bờ biển, mà chung quanh còn là đầm trạch".
Câu văn ngắn này có 2 chỗ sai về địa lý:
1 -/ Núi Đá Dựng chỉ là một khối núi đá vôi đứng đơn độc giữa
đồng bằng, không thể nói là “dãy” được.
2-/ Nói "... Núi Đá Dựng này thời họ Mạc mới đến khai thác
Hà Tiên, còn nằm kề bờ biển, mà chung quanh còn là đầm trạch ” là
không đúng. Chúng ta có thể kiểm chứng tiến trình biển rút ở vùng
Hà Tiên bằng đoạn bài về mực nước biển xưa (Anciens niveaux
marins) trong “Những ghi nhận về vùng Hà Tiên và Hòn Chông”
của Henri Fontaine. {Việt Nam địa chất khảo lục - Sô 13 - Fasciscule
2 - Sài Gòn - 1970, Trang 125) “Những dấu vết về mực nước biển
xưa đã được ghi nhận trong vịnh Thái Lan ịFontaine 1968 và 1969).
Chúng nó còn lại quanh vùng Kiên Lương và Hòn Chông. Mực
nước + ỉm đến ỉ,50m phát lộ noi những hốc đá nằm ngang, khuyết
sâu trong đá vôi, của núi Còm và những đồi lân cận... Cuộc biển
thoái (gần đây nhất) tên gọi “Phần trồi Paria ” (Paria Emergence)
296