Page 271 - nam bo xua va nay
P. 271

dài đầy tấc, quí giá lắm.  về sau ông Mạc Thiên Tích lấy việc đó mà
  dặt tên núi, là để ghi lấy cái kỷ niệm, thì cũng có lẽ, mà lại có nghĩa
  đúng hơn. Núi ở về phía tây tinh ly Hà Tiên, thuộc địa phận làng Kỳ
  lộ, giáp giới tinh Cao Miên. Làng này trước khi chính phủ bảo hộ
  chưa chiếm tỉnh Nam kỳ, tên làng là Nhượng Lộ...  Chữ Kỳ Lộ là lấy
  tên một ngọn núi là núi Sa Kỳ làm giới hạn cho đất Cao Miên  và
  Nam  kỳ,  còn  chữ  “Lộ ”  là  lấy  một  chữ sau  tên  làng  Nhượng  Lộ
  trước,  là có ý tồn cổ vậy”(2).
       Vì là tư liệu quốc ngữ nói về Châu Nham, được phổ biến sớm
  và sâu rộng, trong khi các tư liệu khác còn dưới dạng Hán văn, rất
  hiếm hoi, bài của Đông Hồ được xem là “cứ liệu đang cần”, theo
  nhận xét của một số người.

       Nay xét kỹ đoạn văn trên có rất nhiều khuyết điểm, vì khi viết
  bài ký, tác giả còn rất trẻ. Đây nêu ra các khuyết điểm cơ bản:

       Một là tác giả luôn phân vân về cái tên gọi Châu Nham: “Châu
  Nham thì có hai cớ, không biết đích là lấy ý nào...”

       Hai là tác giả không nắm chắc địa lý và lịch sử vùng đất đó:
       1/ Cao Miên và Nam kỳ là tên đất nước, thế mà tác giả dùng
  từ “tỉnh” để viết “tỉnh Cao Miên”, “tỉnh Nam kỳ”
       2/ Núi Đá Dựng ở về hướng bắc tỉnh ly,  thế mà tác giả nói:
  “Núi ở về phía tây tinh ly ”.

       3/ Tác giả viết:  "... Núi Sa Kỳ làm giới hạn cho đất Cao Miên
  và Nam kỳ... ”, coi như đường biên giới của 2 quốc gia đi qua núi Sa
  Kỳ. Sự thật đường biên giới của Pháp vẽ, ấn định ranh giới giữa Cao
  Miên và Nam kỳ thời đó, đi trên hướng bắc núi Đá Dựng, cách núi
  Sa Kỳ hơn 200 mét về hướng bắc. Núi Đá Dựng thuộc về lãnh thổ
  Việt Nam.


                                                             295
   266   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276