Page 270 - nam bo xua va nay
P. 270
Thanh), có rạch Sam Bản làm giới”. (S đ d các trang 191 và 215)
Cũng do sách này, người ta phát hiện việc sinh hoạt của nhân
dân: Trương Tứ cư trú ở Dương Hòa, bang Châu Nham, xâm canh
sơn điền ở thôn Côn Văn...
Căn cứ vào các tư liệu đã nêu trên (từ A 1đến A8), Châu Nham
là một địa danh có thật, thời xưa. Hai chữ Châu Nham không chỉ có
nghĩa thuần túy văn học, trong tựa bài thơ. Châu Nham chính là núi
Bãi Ớt, xã Dương Hòa. Không có tư liệu nào nói Châu Nham là núi
Đá Dựng cả.
B - NGUYÊN NHÂN CÙA sự NHẦM LẪN
♦ Nguyên nhân của sự nhầm lẫn bắt đầu từ bài “Bút ký chơi
Châu Nham” của Đông Hồ đăng trên Đông Pháp thời báo, năm
1926. Khi đó, ông Đông Hồ mới 20 tuổi. Bài báo được nhà giáo
Nguyễn Văn Kiêm sao lục đăng lại trên tạp chí Nam Phong, số 154
tháng 9-1930. Chúng ta hãy xem tác giả mở đầu bài ký:
“Châu Nham lạc lộ” tục gọi là núi Đá Dựng, là một cảnh
trong Hà Tiên thập vịnh của ông Mạc Thiên Tích... Chữ lạc lộ thì
đã rõ nghĩa là chỗ cò về đỗ, còn chữ Châu Nham thì có hai cớ này,
không biết đích là lấy ý nào. Nghĩa thứ nhất thì núi này có một thứ
đá chiếu sáng như ngọc kim cương (ngọc thủy xoàn) nhân đó lấy
chữ châu mà đặt tên núi; nhưng xét lại thì đá ấy không phải loài
châu ngọc mà có màu ngòi sáng như loại kim; lại trong sách Nam
kỳ địa dư chí cũng chép rằng: “Núi Châu Nham trong địa hạt Hà
Tiên, có thứ đá sáng kêu là tinh quang thạch”. Thế thì không thể
gọi là châu được. Nghĩa thứ nhì thì xét trong sách Nam kỳ địa dư chí
ấy, lại có nói rằng: “Ông Mạc Cửu (ông thân sinh ra Mạc Thiên
Tích) lúc mới đến khai thác Hà Tiên, có được tại núi một cục châu
294