Page 274 - nam bo xua va nay
P. 274

Của là “Bề xa cách chừng  135  trượng.  Mỗi  trượng có mười thước
                    mộc” và mỗi thước (Trường Xích) = 0,4664m, thì khoảng cách từ
                    thị trấn đến Bãi Ớt bằng: 0,4664m X  10 X  135 X  22,5 =  14.166,90m
                    hay  14,900km. Số đo này thật chính xác: nhưng thực tế Bãi Ớt nằm
                    hướng đông-nam thị trấn chứ không  phải chánh đông.  Người xưa
                    định hướng thường sai lệch.

                         b)  “Trong vũng có đá tinh quang ” (đá trong và sáng). - Trong
                    một bài khảo sát đất đá ở vùng Bãi Ớt gần đây của Giáo sư Henri
                    Fontaine ghi nhận: “Sa thạch ở hòn Một, núi Katara và những vùng
                    quanh hòn Heo đều màu xám, xám đen, đôi khi vàng đến hoi đỏ;
                    màu  vân  mẫu,  chúng có dạng  hoi  chiếu  sáng tại  núi  Katara.  Phía
                    bắc  bãi  hòn  Heo,  những  lớp  sa thạch  đều  thẳng  đứng.  Những  sa
                    thạch này mà biến thái của nó có thể vươn tới tinh thạch (hay tinh
                    quang  thạch)  cấu  tạo bởi  những  hạt  thạch  anh,  gốc  cạnh...  Thạch
                    anh còn được phụ thêm những hạt hồng điện khoáng (Tourmaline),
                    phong tín tử khoáng (Zircon) và khoáng chất mờ (Minéral opaque);
                    nhiều phiến diệp thạch (moscovite) thường có độ dài  lmm,  trong
                    tất cả các mẫu khảo sát...”.

                         c)  “Ởdưới có nhiều con sò sọc đỏ ” Vùng biển Bãi Ớt đến nay
                    vẫn còn sản xuất giống nghêu  lụa mà sách Gia Định thành thông
                    chí từ thời xưa ghi nhận là hồng văn cáp (sò sọc đỏ chứ không phải
                    con hàu có lằn chỉ đỏ).  Loại này từng là nguồn lợi kinh tế để xuất
                    khẩu với số lượng lớn của tỉnh Kiên Giang. Ngư dân đánh bắt địa
                    phương gọi là con chem chép...

                         d) Nói đến Châu Nham, ta không thể bỏ qua cảnh đàn cò bay
                    lên đậu xuống. Ay mới là đặc tính chủ yếu để có thể nói rằng: đây là
                    “Châu Nham lạc lộ”.

                         Cho đến nay, quanh vùng và dài theo bãi biển từ Bãi Ớt đến Ba


                   298
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279