Page 277 - nam bo xua va nay
P. 277
Năm 1679, tập đoàn Trần Thượng Xuyên lánh nạn Mãn Thanh
được chúa Nguyễn cho cư trú ở Bàng Lân (Biên Hòa) làm xuất hiện
cộng đồng người Hoa giỏi buôn bán và nghề thủ công, nhanh chóng
hòa nhập với lóp người đến trước, khuyếch trương thương mại, tạo
nên Nông Nại đại phố sầm uất, giao dịch rộng với thuyền nhân
trong và ngoài nước.
Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp mộ phu đưa hàng chục ngàn
lao động vào các đồn điền ở Đông Nam bộ; Đồng Nai lại tiếp nhận
lớp cư dân Việt di cư thuộc dạng nghèo khó gốc đồng bằng Bắc bộ
vào sinh sống chủ yếu ở các đồn điền cao su thuộc Xuân Lộc, Long
Thành, Định Quán hiện nay. Năm 1954-1955, một đợt di dân quan
trọng khác do Mỹ-Diệm tổ chức đưa 12 vạn giáo dân Thiên Chúa
giáo vào Đồng Nai, phân bố tạo thành vành đai phía đông, nam Sài
Gòn hình thành các giáo xứ dọc theo Q L1, QL51, lộ 20 thuộc địa
bàn các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, Long Thành...
Nhóm cư dân này chủ yếu gốc đồng bằng Bắc bộ, sống quần cư
theo giáo đoàn, giỏi nghề nông và nhiều nghề thủ công, rất sùng
đạo nhưng cũng rất có ý thức giữ gìn tập tục của quê cha đất tổ.
“Đất lành chim đậu”, đất Đồng Nai dễ làm ăn cho nên có sức
thu hút các cuộc chuyển cư của cư dân Việt ở mọi miền đất nước (có
cả một số đồng bào dân tộc miền núi Bắc bộ và Trung bộ) vào khai
phá, sinh sống ở các huyện trung du Đồng Nai khiến nhân khẩu ở
Đồng Nai tăng cơ học đột biến. Hiện ở Đồng Nai có mặt cư dân
Việt có nguồn gốc khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trong khi
địa giới hành chính thu hẹp từ 11.044 km2 (năm 1936) còn 53%
(năm 1996) thì hiện nay dân số đã tăng vọt gấp 16,5 lần con số
129.000 dân của năm 1921.
Làng Việt ở Đồng Nai có đặc điểm là làng khai phá, tuổi đời
302