Page 278 - nam bo xua va nay
P. 278

còn  ngắn,  thiếu  chất  kết  dính,  định  cư từ giồng  xuống  đất  trũng,
   sớm tiếp cận  với  kinh  tế hàng  hóa.  Từ xa xưa có  thể  ngược  sông
   Đồng Nai đến tận nguồn để khai thác lâm, thổ sản; cho nên những
   cảng thị, bến bãi ven sông với nghề buôn bán hình thành khá sớm.
   Những làng cổ có truyền thống buôn bán: cù lao Phố, bến đò Trạm
   (Biên Hòa), Bến Gỗ (Long Thành), Bến Cá (Vĩnh Cửu), Bến Ngự
   (Nhơn Trạch)... có lịch sử không muộn hơn các làng thuần nông. Lê
   Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục cũng cho thấy vai trò của các nhà
   buôn từ khi đất Đồng Nai còn là rừng rậm, nhiều ngòi lạch.
        Trong mỗi làng thường có nhiều họ khác nhau;  nhiều người
   ngoài làng tới cùng khai phá, phụ canh, làng sẽ trở nên cởi mở, đỡ
   bảo thủ, và càng dễ canh tân nhờ các cuộc hôn nhân khác họ cũng
   như các quan hệ giao lưu thường trực. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn
   Đình Đầu, địa bộ Biên Hòa lập năm  1836 cho thấy: Thôn Bình Phú
   Trung, trong 81  chủ điền có  12 họ khác nhaun . Khảo sát  100 hộ ở
   xã Phú  Hội  (h.  Nhơn Trạch)  và phường Tân Tiến  (TP Biên  Hòa)
   cũng thấy: phường Tân Tiến có 17 họ, họ Nguyễn là nhiều nhất, chỉ
   với 49,4%; xã Phú Hội có  16 họ, cũng họ Nguyễn là nhiều nhất với
   37,4%.  Đặc biệt, ở xã Hiệp Hòa (TP Biên Hòa) có cả thảy 75  họ.
   Và, ở mỗi làng như thế, cơ cấu cư dân Việt có nguồn gốc khắp cả ba
   miền Bắc, Trung, Nam.

        Trong quan hệ xã hội,  vai  trò của phụ nữ được khẳng định.
   Khi  nghiên  cứu  địa  bạ  Nam  kỳ,  tác  giả  Nguyễn  Đình  Đầu  ngạc
   nhiên:  “Không ngờ phụ nữ làm chủ  ruộng đất với ti lệ ruộng đất
   khá cao. Tại Biên Hòa, thôn Bình Phú Trung (tổng An Phú Thượng,
   huyện Bình An),  81  chủ sở hữu 1073.7.11.3 ruộng,  trong đó 21 nữ
   chủ sở hữu 265.3.8.2,  tức gần 25% số chủ và 24% ruộng đất”. Vai
   trò người phụ nữ được phát huy chính là dấu hiệu của một xã hội



                                                               303
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283